- Dự án ”Nghiên cứu tác động của AFTA đối với nông dân và người sản xuất nhỏ”
(SEACON tài trợ, giai đoạn thực hiện 2002-2004).
Tổ chức Hội đồng Đông Nam Á về an ninh lương thực và thương mại lành mạnh (Southeast Asian council for Food Security and Fair Trade - SEACON), bao gồm thành viên của 7 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Lào, Campochia, Thái Lan, Indonesia, Philipines và Malaysia. SEACON có trụ sở tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia.
SEACON điều phối các hoạt động nhằm cổ vũ cho các nước thành viên phát triển một nền nông nghiệp bền vững, thực hiện an ninh lương thực quốc gia ổn định và một nền thương mại lành mạnh.
Mỗi nước có hai tổ chức phi chính phủ được mời cử đại diện là thành viên của Hội đồng. Hội đồng họp 6 tháng một lần. Hiện nay Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện (CAEV) và Hội làm vườn (VACVINA) là hai tổ chức của Việt nam đang là thành viên chính thức của SEACON. Giáo sư Tiến sỹ Bùi Qung Toản, Giám đốc CAEV, được bầu là Phó chủ tịch Hội đồng nhiệm kỳ 2006-2010.
Từ năm 2002-2004 SEACON đã hợp tác và trợ giúp CAEV triển khai dự án “ Nghiên cứu tác động của AFTA (Hiệp định Thương mại tự do Khu vực Đông Nam Á) đối với nông dân và người sản xuất nhỏ ở Việt Nam.
Dự án nhằm xác định những tác động trực tiếp của các điều khoản của AFTA (đã có hiệu lực ở Việt Nam từ tháng 7 năm 2005) đối với việc sản xuất và thương mại 4 măt hàng nông sản chính trên thị trường trong nước và có tham gia xuất khẩu là: lúa, ngô, cà phê và hạt điều, trong điều kiện sản xuất nhỏ của nông dân. Trên cơ sở xác định được mức độ của các tác động đó đề xuất với nhà nước và với nông dân các giải pháp khắc phục.
Dự án đã chọn một số địa phương điển hình sản xuất hàng hoá các nông sản sản kể trên để điều tra và nghiên cứu, có sự tham gia của nông dân :
Lúa ở Thái Bình và An Giang.
Ngô ở Đồng Nai và Đắc Lắc.
Cà phê ở Đắc Lắc và Đắc Nông
Hạt điều ở Đồng Nai và Bình Phước.
Mỗi loại cây trồng chọn 10 địa điểm ở hai tỉnh, mỗi điểm chọn 50 hộ nông dân điển hình để tham gia trả lời phỏng vấn và thảo luận, trao đổi.
Hai nghìn phiếu điều tra nông hộ đã được thực hiện. 120 cuộc trao đổi nhóm tổ nông dân và cán bộ cơ sở đã được tổ chức.
Kết quả có thể tóm tắt như sau :
1. Hiểu biết của nông dân và cán bộ cơ sở về AFTA và WTO còn rất hạn chế. Nhiều nơi người ta mới chỉ nghe nói đến AFTA chứ chưa biết nó là gì và có lợi có hại thế nào.
2. Chưa có mối quan hệ trực tiếp giữa người sản xuất với thị trường mà chủ yếu thông qua trung gian để thu gom, chế biến và tiêu thụ sản phẩm làm ra.
Bán sản phẩm và mua vật tư sản xuất đều có hiện tượng ép cấp, ép giá. Người sản xuất chịu rất nhiều thiệt thòi.
3. Sự giúp đỡ của nhà nước, của các tổ chức xã hội dân sự, đối với nông dân sản xuất hàng hoá chưa nhiều và chưa có hiệu quả cụ thể .
4. Nông dân hiện tại rất thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu thông tin thị trường và thiếu các tổ chức hướng dẫn và hỗ trợ.
Một số giải pháp cấp bách nhằm giúp cho nông dân yên tâm và ổn định sản xuất đã được đề xuất.
Bản báo cáo khoa học của dự án có tựa đề :” Tác động của AFTA đối với nông nghiệp Việt Nam và người nông dân sản xuất nhỏ “đã được SEACON thông qua và đã được in tiếng Việt và tiến Anh phổ biến trong các nước thành viên SEACON và các nước khác trên thế giới.
- Dự án “ Giới và công bằng , bình đẳng giới trong Hợp tác xã “
( AWCF tài trợ thực hiện giai đoạn 1997- 2003)
Năm 1994 CAEV được chính thức gia nhập vào “Diễn đàn của phụ nữ Châu Á vì sự nghiệp phát triển Hợp tác xã“(Asian Women in Co-operative Development Forum–AWCF), là thành viên đầu tiên thay mặt cho Việt Nam.
Từ năm 1997 đến 2003, CAEV và AWCF đã hợp tác triển khai tại một số địa phương dự án “Giới, công bằng và bình đẳng giới, trong Hợp tác xã “
Dự án nhằm mục đích giáo dục cho xã viên, nhất là xã viên các hợp tác xã nông nghiệp, về các quan niệm về giới và bìnhđẳng giới trong xã hội và cộng đồng. Làm cho mọi người nhận thức đầy đủ về bình đẳng giữa Nam và Nữ, đặc biệt là nhận rõ vai trò và khả năng của phụ nữ trong phát triển xã hội và cộng đồng, đặc biệt là phát triển Hợp tác xã.
Dự án bao gồm ba nội dung chính :
1. Giúp cho mọi người dân trong hợp tác xã hiểu rõ thế nào là “giới” và thế nào là “ bình đẳng và công bằng giới”.
2. Giúp cho Hợp tác xã và bà con xã viên đánh giá tình hình bình đẳng và công bằng giới trong hợp tác xã, phân tích nguyên nhân và đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện cho được “Công bằng và bình đẳng giới” trong hợp tác xã.
3. Vận dụng và phổ biến “Sổ tay áp dụng chuyển đổi lãnh đạo trong hợp tác xã“ (một tài liệu do AWCF soạn thảo và phổ biến ở các nước thành viên) .
Các hợp tác xã sau đây đã được chọn làm điểm nghiên cứu và tạo mô hình của dự án:
1. HTX Phúc Thành, Đồng Hỷ, Thái Nguyên
2. HTX Yên Sinh, Đông Triều , Quảng Ninh
3. HTX Ninh Tây, Ninh Hoà, Khánh Hoà
4. HTX Thọ Lâm, Tân Phú, Đồng Nai
5. HTX Bầu Sơn, Châu Thành, Trà Vinh
Trong đó HTX Ninh Tây là của đồng bào Eđê và Răclay và HTX Bầu Sơn là của đồng bào Khơ Mer.
Sau 6 năm (hai pha) dự án đã thu được kết quả rất tốt đẹp. Toàn bộ xã viên và cán bộ của cả 5 hợp tác xã đã hiểu đầy đủ ý nghĩa của “ giới” và hiểu thế nào là “bình đẳng và công bằng giới”. Các hợp tác xã đã kiểm điểm và phân tích đầy đủ về tình hình “giới” trong hợp tác xã mình và đề ra được các phương án cụ thể để thực hiện bình đẳng và công bằng giới trong hợp tác xã. Nhiều chị em xã viên các hợp tác xã đã được đào tạo, phấn đấu tham gia đảm nhận các vai trò lãnh đạo trong hợp tác xã như chị Cúc chủ tịch Hội đồng Quản trị hợp tác xã Ninh Tây, chị Tuyết hợp tác xã Ninh Tây, chị Minh hợp tác xã Phúc Thành, chi Sản hợp tác xã Bầu Sơn…
Sổ tay “áp dụng chuyển đổi lãnh đạo trong hợp tác xã” đã được biên dịch sang tiếng Việt và phổ biến rộng rãi trong các hợp tác xã nông nghiệp và thủ công nghiệp.
Nhiều cán bộ khuyến nông của CAEV và ở các địa phương, nhiều cán bộ của 5 hợp tác xã điểm và của các địa phương đã được gửi đi tập huấn và tham quan trao đổi ở các nước có phong trào hợp tác xã phát triển như Thái Lan, Philipin, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Canada.
Kinh nghiệm và kết quả của dự án hiên tại đang được vận dụng vào thực hiện các dự án khuyến nông của CAEV và ViệtDHRRA.
- Dự án “Phát triển nguồn nhân lực nông thôn nhằm phát triển cộng đồng, xoá đói giảm nghèo và phát triển nông thôn mới“
(AsiaDHRA tài trợ thực hiện giai đoạn 1999-2005.)
Năm 1996 CAEV được công nhận chính thức gia nhập vào AsiaDHRRA (Asian Partnership for the Development of Human Resource for Rural Areas), đại diện cho Việt Nam trong tổ chức phi chính phủ của vùng Đông Nam Á này…
Tháng 9 năm 1999, với sự giúp đỡ của AsiaDHRA, “Mạng lưới tình nguyện phát tiển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam“ (Vietnam Partnership for Human Resource Development for Rural Areas), VietDHRRA, đã được thành lập, luc đầu bao gồm 9 thành viên là các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể quần chúng và các tổ chức của chính phủ đang làm nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực nông thôn.
Đến nay (năm 2008) ViệtDHRRA đã có 19 thành viên là các tổ chức có quy mô toàn quốc, tổ chức cấp tỉnh và cấp huyện.
Từ năm 1999 đến 2005, AsiaDHRA đã giúp đỡ tài chính và kỹ thuật cho ViệttDHRRA triển khai dự án “Phát triển nguồn nhân lực nông thôn, phát triển cộng đồng, phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới” Đây là một hợp phần trong một dự án do MISEREOR
một tổ chức nhân đạo của Giáo hội Thiên chúa giáo Cộng hoà Liên bang Đức, trợ giúp cho AsiaDHRA. Dự án có ba nội dung chính :
- Giáo dục và vận động quần chúng nhân dân, giúp cho mọi người nhận thức rõ vai trò của quần chúng trong sự nghiệp phát triển của cộng đồng và xẫ hội, đặc biệt là ở nông th
ôn.
- Giáo dục và tổ chức cho mọi người tự nguyên tham gia vào các hoạt động phát triển cộng đồng, phát triển sản xuất ở nông thôn.
- Chuyển giao kỹ thuật mới và thích hợp cho nông thôn để phát triển sản xuất với sụ tham gia trực tiếp của nông dân.
Ba nội dung trên đây được CAEV và các thành viên khác của ViệtDHRRA triển khai thực hiện trong cả nước và tập trung xây dựng các cộng đồng mẫu
tại 5 địa phương :
Thôn Phuc Thành, Đồng Hỷ, Thái Nguyên
Thôn Yên Sinh, Đông Triều, Quảng Ninh
Ấp Ninh Tây, Ninh Hoà, Khánh Hoà ( của đồng bào Êđê và Rắclây )
Thôn Thọ Lâm II, Tân Phú, Đồng Nai ( của đồng bào Thiên chúa giáo )
Thôn Phước Lễ, Dương Minh Châu, Tây Ninh
Sau 6 năm (hai pha) của dự án, các cộng đồng trên đã phát triển. Sản xuất đạt kết quả cao. Tiếp thu được tiến bộ kỹ thuật. Thu nhập của hộ nông dân tăng 25-85%, có nơi trên 100%. Hộ đói không còn. Hộ nghèo giảm từ trên 50% xuống còn dưới 20%. Cộng đồng nông thôn vững mạnh và trở thành mô hình của các địa phương để nhân ra diện rộng.
Kết quả và kinh nghiệm thu được của dự án do AsiaDHRA trợ giúp đã tạo cơ sở cho CAEV và ViệtDHRRA phát triển thành một dự án mới hiện đang triển khai “ Phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện giải pháp khuyến nông có sự tham gia của nông dân (FPE), đáp ứng nhu cầu của nông dân nghèo và sản xuất nhỏ ở Việt Nam “ do KZE ( thuộc MISEREOR ) tài trợ (mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây.
- Dự án "Xây dựng Hợp tác xã mẫu áp dụng các nguyên lý của Liên minh Hợp tác xã quốc tế - ICA)“
(CCA tài trợ thực hiện giai đoạn 1994-2004)
Năm 1992 tại một cuộc hội thảo quốc tế ở Băng Cốc, Thái Lan, bà Zilla Pôtivôngsazarn, cán bộ của Hiệp hội Hợp Tác xã Canada (CCA) có gợi ý với cán bộ của CAEV về khả năng CCA giúp đỡ CAEV áp dụng các nguyên lý hợp tác xã của Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) tại Việt Nam.
Tháng 11 năm 1992, bà Zilla P. thăm Việt Nam và đã được CAEV hướng dẫn khảo sát một số hợp tác xã tại Ninh Bình và Thanh Hoá.
Đầu năm 1993, lãnh đạo
của CCA thăm Việt Nam và làm việc với CAEV về dự thảo dự án.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm tiếp đoàn cán bộ CCA và hoan nghênh dự thảo
dự án.
Tháng 6 năm 1993, tại thành phố Hồ Chí Minh, CAEV và CCA chính thức ký kết các văn bản dự án .
Bà Zilla Pôtivôngsazarn trở thành Trưởng cố vấn kỹ thuật (CTA) và ông Paul Sinnappan làm chuyên gia (expert) của dự án. Phía Việt Nam Giáo sư Bùi Quang Toản được chỉ định làm Giám đốc dự án.
CCA và CAEV đã thống nhất chọn Xã Liên Sơn của đồng bào dân tộc Mường ở huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình và ấp Bầu Sơn của đồng bào dân tộc Khơ Mer, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh để xây dựng mô hình mẫu.
Toàn thể nhân dân tại hai địa điểm nói trên được tập huấn về các nguyên lý của ICA. Mọi người qua
học tập đã có liên hệ với hợp tác xã (kiểu cũ) của ta và chủ trương chuyển đổi hợp tác xã của Đảng và nhà nước luc đó. Sau đó đã có 131 hộ Khơ Me ở ấp Bầu Sơn và 176 hộ người Mường ở xã Liên Sơn làm đơn tự nguyện xin gia nhập hợp tác xã mẫu . Các nội dung của mô hình ICA được vận dụng và sau 2 năm (1994-1995) hai hợp tác xã mẫu đã hình thành và phát triển. Liên Sơn đã có 334 hộ xã viên và Bầu Sơn đã có 256 hộ xã viên. Sản xuất phát triển . Thu nhập của các xã viên hàng năm tăng 13-17% so với năm trước đó.
Giữa năm 1995 lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước (Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) thăm hai hợp tác xã Liên Sơn và Bầu Sơn và trực tiếp trao đổi với bà con xã viên ở đây.
Tại cuộc hội thảo toàn quốc tháng 11 năm 1995 tại Hà Nội, có sự tham gia của các cơ quan của chính phủ và của Liên minh Hợp tác xã và các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (VCOPSME), hai mô hình hợp tác xã đầu tiên ở nước ta theo nguyên lý ICA đã được công nhận.
Tiếp theo đó, từ năm 1996 đến 2004, CCA tiếp tục hỗ trợ CAEV phát triển thành công một mạng lưới mô hình hợp tác xã nông nghiệp, gồm 8 hợp tác xã thuộc,7 vùng kinh tế nông nghiệp, trong cả nước, gồm :
- Hợp tác xã Phúc Thành, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
- Hợp tác xã Yên Sinh, huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh
- Hợp tác xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Binh
- Hợp tác xã Ninh Tây, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà
- Hợp tác xã Chư Pua, huyện Ea-car, tỉnh Đắc Lắc
- Hợp tác xã Thọ Lâm II, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
- Hợp tác Phước Lễ, huyên Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh
- Hợp tác xã Bầu Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
Các Hợp tác xã mẫu thuộc mạng lưới nói trên đã và đang phát triển, góp phần vào công việc phát triển Hợp tác xã nói chung và Hợp tác xã nông nghiệp nói riêng ở nông thôn Việt Nam.
Tháng 4 năm 2004 hội nghị các đối tác của CAEV và CCA tại Hà Nội đã tổng kết và kết thúc dự án.
- Dự án “Phát triển nguồn nhân lực nông thôn đồng bào dân tộc Mông và dân tộc Nùng ở tỉnh Lào Kai nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo“
(CORDAID tài trợ thực hiện giai đoạn2006-2010 )
Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện (CAEV) đã triển khai dự án tai thôn Sin Chải (của đồng bào Mông), xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa và ba thôn Pạc Ngam, Lủng Phạc và Cốc Chứ, (của đồng bào Nùng) xã Nấm Lư, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Kai.
Dự án thực hiện từ tháng 8 năm 2006 và kết thúc vào tháng 7 năm 2009.
Thôn Sin Chải có 187 hộ đồng bào Mông.
Các thôn Pạc Ngam, Lủng Phạc và Cốc Chứ có tổng cộng 155 hộ đồng bào Nùng.
Các huyện Sa Pa và Mường Khương là các huyện vùng cao , đồng bào Mông và đồng bào Nùng chiếm đa số.
Đây là các thôn điển hình cho hiện trạng kinh tế xã hội kém phát triển của người Mông và người Nùng ở nước ta.
Kết quả điều tra trước khi triển khai dự án cho thấy :
Ở Sin Chải : 56,11% chủ hộ không biết chữ phổ thông, 89.44% chủ hộ chưa từng được tập huấn, 56,15% lao động không biết chữ phổ thông, 95,58% lao động chính chưa bao giờ được tập huấn, 100% chủ hộ và lao động không biết chữ Mông, và 67,80% số hộ trong thôn thuộc diện đói nghèo (tiêu chí lúc bấy giờ).
Ở các thôn Pạc Ngam, Lủng Phạc và Cốc Chứ : 25.7% chủ hộ không biết chữ phổ thông,76,9% chủ hộ chưa từng được tập huấn, 26,6% lao động không biết chữ phổ thông, 89,5% lao động chính chưa từng được tập huấn, 74,1% số hộ thuộc diện đói nghèo ( theo tiêu chí lúc bấy giờ ).
Mục tiêu lâu dài của dự án là :
- Tăng cường và phát triển khả năng của đồng bào các dân tộc về nhận thức các nguyên nhân nghèo đói và các giải pháp xoá đói giảm nghèo bền vững.
- Giúp đồng bào các dân tộc giữ gìn, tận dụng và phát triển các kiến thức bản địa, các di sản và đa dạng hoá sinh học truyền thống nhằm đối phó với những tác thách thức của tự nhiên (biến đổi khí hậu) và của xã hội (những tiêu cực của toàn cầu hoá và tự do thương mại).
- Rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa đồng bào các dân tộc ít người với các dân tộc khác trong nước.
Mục tiêu cụ thể trước mắt :
- Tăng cường nhận thức của đồng bào các dân tộc về các điều kiện, về hiện trạng, về khả năng và cơ hội phát triển các cộng đồng của họ.
- Thực hiện sự tham gia đầy đủ của các hộ nông dân các dân tộc trong việc xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ kỹ thuật.
- Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật thích hợp nhằm thâm canh tăng năng suất các cây trồng và vật nuôi, tăng thu nhập và đảm bảo an ninh lương thực của đồng bào.
- Thực hiện nông dân các dân tộc là nòng cốt trong việc giữ gìn môi trường trong sạch và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các hoạt động của dự án :
1. Điều tra cơ bản đánh giá hiện trạng và khả năng phát triển nguồn nhân lực nông thôn của đồng bào Mông và đồng bào Nùng tại Sin Chải và Nấm Lư.
2. Thảo luận toàn dân về kết quả điều tra đánh giá và chương trình hoạt động của dự án.
3. Soạn thảo các giáo trình tập huấn cho cán bộ địa phương và tập huấn nông dân theo yêu cầu và mục tiêu của dự án.
4. Tập huấn cán bộ địa phương mỗi năm 2 lần.
5. Tập huấn toàn thể nông dân mỗi năm một lần.
6. Xây dựng các mô hình trình diễn về một số chuyên đề kỹ thuật mới áp dụng cho các hoạt động sản xuất, các truyên thống văn hoá và các nguồn tài nguyên bản địa cần bảo vệ…
7. Hội thảo, tham quan, trao đổi và thông tin … về kết quả dự án.
Sau hai năm triển khai (2006-2007) các công việc đề ra cho các bên tham gia dự án đều đã được hoàn tất. Toàn thể nông dân và cán bộ cơ sở đã được tập huấn. Lớp học chữ Mông ở Sín Chải và 3 lớp học xoá mù chữ ở ba thôn thuộc xã Nấm Lư đã được hoàn tất. Các mô hình thâm canh và cải tiến canh tác trồng lanh, trồng thảo quả, cấy lúa mùa trên ruộng bậc thang, và trồng đào trên nương dốc (giống đào Pháp) ở Sín Chải , và các mô hình thâm canh (áp dụng IPM) với giống lúa đặc sản Séng Cù , nuôi dưỡng và cải thiện giống lợn Mường Khương, trồng mây trên nương để tổ chức nghề mây tre đan ở Nấm Lư … đã được thực hiện, có kết quả tôt. .
Các cuộc họp mặt nhằm sơ kết và trao đổi kinh nghiệm qua các năm triển khai thực hiện dự án đã được tổ chức tai Sa Pa tháng 11 năm 2006 và ở Mường Khương tháng 10 năm 2007, có sự tham gia của cán bộ cơ sở, đại diện nông dân, các ngành chuyên môn của tỉnh và của hai huyện , chính quyền hai xã và hai huyện, cùng với CAEV.
Những kết quả đầu tiên của dự án đã được ghi nhận và đánh giá cao.
Một số kinh nghiệm rút ra sau hai năm hoạt động của dự án cũng đã được phân tích.
Dự án đã kết thúc đúng theo dự định của CORDAID và CAEV.
- Dự án “Phát triển nguồn nhân lực nông thôn nhằm thực hiện giải pháp khuyến nông có sự tham gia của nông dân (FPE) đáp ứng nhu cầu của người nghèo và sản xuất nhỏ ở Việt Nam“.
(KZE tài trợ, thực hiện giai đoạn 2006-2012)
Xuất phát từ những kết quả và kinh nghiệm thực hiện các dự án, các chương trình, kế hoạch khuyến nông, thực hiện chủ yếu ở các cơ sở, trực tiếp làm với nông dân, nhất là bà con ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người, vùng chưa phát triển, các xã và các huyện thuộc diện nghèo khó nhất cả nước, Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện (CAEV) nhận ra là mọi hoạt động khuyến nông nhất định phải có được sự tham gia của nông dân. Trong khi đó cũng chính ở những nơi khó khăn nhất này thì nguồn nhân lực yếu kém là cản trở lớn nhất cho mọi công việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuất, khuyến nông , phát triển sản xuất..
Từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 6 năm 2012, với sự giúp đữ tài chính của MISERIOR,(một tổ chức từ thiện của Hội đồng Thiên cúa giáo của Công hòa Liên bang Đức), CAEV đã triển khai dự án có tiêu đề là “Phát triển nguồn nhân lực nông thôn nhằm thực hiện giải pháp khuyến nông có sự tham gia của nông dân (FPE) đáp ứng nhu cầu của người nghèo và sản xuất nhỏ ở Việt Nam”.
Mục tiêu của dự án là hoàn thiện một phương pháp tiếp cận nông dân trên đông ruộng, triển khai có hiệu quả thực tế các giải pháp khuyến nông, tăng thu nhập cho nông dân. Đối tác của dự án là nông dân ở các thôn bản,cộng tác của dự án là các cán bộ khuyến nông của các địa phương sát với cơ sở.
Các địa phương sau đây đã được lựa chọn làm địa điểm triển khai dự án :
1.Thôn Phúc Thành, Huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên
2. Thôn 1, xã Giao Hải, Huyện Giao Thủy, Nam Định
3. Thôn Tân Thọ, Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh
4. Thôn Quang Đông, Huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa
5. Buôn Puan A, Huyện Krông Pach, Đắc Lắc
6. Ấp Phước Bình I, Huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh
7. Ấp Trà Kim. Huyện Cầu Ngang, Trà Vinh.
Trong đó Buôn Poăn A là của người Êđê TTay Nguyên và ấp Trà Kim là của người Khơ Me Nam Bộ.
Các hoạt đông sau đây của dự án đã được ghi nhận là có kết quả cụ thể và hiện nay, khi dự án đã kết thúc, các kết quả này vẫn tồn tại và phát huy tác dụng trên thực tế.
1.Qua điều tra cơ bản chi tiết và tự phân tích đánh giá, mọi thành viên trong thôn ấp đã nhận rõ những lợi thế, những khó khăn, những thách thức, những yếu kém và nguyên nhân của các tình trạng đó của từng cộng đồng, đặc biệt là ở hai điểm Poăn A và Trà Kim (của đồng bào Êđê và của đồng bào Khơ Me).
2. Mọi nội dung cụ thể của dự án nông dân và cán bộ cơ sở thôn bản đều bàn bạc chi tiết, thong suốt trước khi quyết định triển khai. Cán bộ cần tập huấn gì, nông dân cần tập huấn những gì, thậm chi là cần mời ai làm giảng viên; Mô hình mẫu là gì, mời ai hướn dẫn làm, tham quan ở đâu và sau khi đã làm rôi thì đánh gia các mô hình đó thế nào, đều do cán bộ và nông dân bàn cạc kỹ tại các cuộc họp toàn thể cán bộ và toàn thể nông dân.
3. Tất cả nam nữ cán bộ của các thôn bản làm dự án, tất cả bà con nông dân nam và nữ, của tất cả 7 cộng đồng đã được tập huấn chi tiết các chuyên đề về đường hướng phát triển của địa phương, về phương pháp vận hành các kế hoạch hành động của cộng đồng và đặc biệt là về phương pháp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình hàng năm. Một số khuyến nông viên ở các địa phương có dự án, kỹ thuật viên của CAEV và đối tác và một số lãnh đao thôn bản có dự án đã được cử đi tham quan trao đổi và học tập ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines.
4. Một loạt các tài liệu tập huấn, có phân ra phù hợp với từng đối tương tập huấn, từng nhóm giảng viên chuyên cho từng chuyên đề, kể cả loại tài liệu in chữ to hoặc tranh vẽ dùng cho các học viên không biết hay biêt ít chữ phổ thông, đã được soạn thảo và in phát đầy đủ cho các giảng viên và các học viên.
5. Hàng trăm hộ nông dân tại các điểm dự án đã được xây dựng thành các nông hộ điển hình áp dụng các loại kỹ thuật mới chuyển giao đưa vào sản xuất (Khuyến nông). Phần lớn các nông hộ này tự đầu tư vốn và lao động, chỉ được hướng dẫn thực hành các kỹ thuật mới với yêu cầu làm thật tôt, có kết quả cụ thể, rồi giúp các hộ lân cận làm theo. Đã có tổng cộng 31 kỹ thuật khác nhau được các hộ nông dân ở các điểm dự án tạo thành mô hình thành công.
6.. Đã có nhiều cuộc hội thảo kỹ thuật quy mô từng vùng hoặc toàn quốc về các chủ đề của các hợp phần dự án và các kỹ thuật chuyển giao cho nông dân, các cuộc hội nghị đầu bờ, tham quan thực tế các mô hình thành công … đã được thực hiên. Nhiều khach tham quan trong nước và nước ngoài, đã thăm và làm việc với CAEV tại các điểm dự án.
Rất nhiều kết quả của dự án, trong đó đáng chú ý nhất là các mô hình nông hộ thực hành áp dụng các kỹ thuật chuyển giao (nông hộ mẫu điển hình) hiện đã trở thành tập quán và được nhân rộng ra các vùng lân cận thành tập quán sản xuất của nông dân như: trồng lạc vụ đông và trồng khổ qua phủ ni long ở Trà Kim, trồng cỏ nuôi bò và trồng thanh long ruột đỏ ở Giao Hải, trồng mây làm nguyên liệu mây tre đan thủ công ở Tân Thọ, nuôi béo phục tráng bò ở Tân Thọ và Quang Đông, trồng mít ruột đỏ và mãng cầu Xiêm ở Suối đá I …
MISERIOR và CAEV thống nhất đánh giá là dự án đã thành công.