Thông tin cập nhật

Ba mươi năm Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện (CAEV)

Ba mươi năm Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện (CAEV)
Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện được thành lập theo Quyết định số 337NN/TCCB/QĐ Ngày 21 tháng 11 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Đại hội lần thứ nhất của Trung tâm khuyến nông tự nguyện tổ chức ngày 5 tháng 12 năm 1991 tại Hà Nội đã thông qua cương lĩnh hoạt động của Trung tâm.

 

       

           Ngày 21 tháng 11 tới đây là ngày kỷ niệm đúng 30 năm ngày Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện (CAEV) chính thức có mặt trên mặt trận Khuyến nông ở nươc ta với tư cách là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, làm việc trực tiếp với bà con nông dân tại các bản làng cơ sở.

 

        Trong suốt 30 năm qua, các cán bộ, các cộng tác viên và các khuyến nông viên của Trung tâm đã có mặt tại tất cả các vùng kinh tế nông lâm nghiệp trọng điểm của đất nước, từ Trung du miền núi phía Bắc đến Tây Nugên và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

 

        Đội ngũ hơn 30 cán bộ chuyên môn, hơn 120 công tác viên và gần 3.200 khuyến nông viên cơ sở của Trung tâm đã tập họp ở ba văn phòng đại diện ở Hà Nội, Nha Trang và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi khi cần thiết, còn tuyệt đại đa số thời gian là sống và làm việc với bà con nông dân tại các bản làng các dân tộc Kinh, Mường, Thái, Mông, Tầy,  Nùng, Khơ me, Ê đê, Rac Lây, Ba Na …

 

       Nói riêng về việc xây dưng mô hình Hợp tác xã theo 7 nguyên lý của Liên minh Hợp tác xã Quốc tế (ICA) thì một mang lưới các Hợp tác xã mẫu đã được hình thành bắt đầu từ Hợp tác xã Liên Sơn, xã Liên Sơn, huyện Lương sơn, tỉnh Hòa Bình ( của đồng bào Mường) và Hợp tác xã Bầu Sơn, xã Đa Lộc, Huyện Châu Thành , tỉnh Trà Vinh (của đông bào Khơ Me) cùng thành lập năm 1993, đã phat triển dần qua các năm các Hợp tác xã mẫu của các tỉnh : Hợp tác xã Phuc Thành, xã Hóa Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thai Nguyên, Hợp tác xã Ninh Tây, xã Ninh Tây, huyện Ninh Hòa , tỉnh Khánh Hòa ( của đồng Bào Ê Đê và đồng bào Răc Lây các ấp Buôn Tương và Suối Mít xã Ninh Tây), Hợp tác xã Phước Lễ, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Tiếp đó ở giai đoạn ba là các Hợp tác xã Yên Sinh, xã Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Hợp tác xã Chư Pua, xã Cư Huê, huyện Eakar, tỉnh Đắc Lắc và Hợp Tác xã Thọ Lâm II, xã Thọ Lâm, huyện Tân Phú , tỉnh Đồng Nai.  Đến năm 2003, sau 10 năm, đã phát triển ra tổng cộng 56 Hợp tác xã mẫu của 14 tỉnh trong cả 7 vùng kinh tế nông  nghiệp của cả nước.

 

       Tại các Hợp tác xã mẫu, và ở các điểm chỉ đạo nhân rộng, trong 30 năm qua, Trung tâm đã chuyển giao cho nông dân 34 mô hình trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nghề thủ công kết hợp. Các mô hình này đã đươc các địa phương nhân ra diện rộng.

 

       Các cán bộ cuả Trung tâm đã là các khuyến nông viên, vừa nghiên cứu vừa chỉ đạo, sát cánh cùng nông dân trên ruộng đồng , nương rẫy, tuân thủ nghiêm ngặt nguyên lý có sự tham gia của nông dân (EPF). Đã mở hàng trăm lớp tập huấn, đã đòa tạo được hàng nghìn khuyến nông viên cơ sở, đã tổ chức cho 43 nông dân đi tham quan trao đổi ở nước ngoài, trong số này nhiều người sau đó trưởng thành trở thành cán bộ nòng cốt của địa phương . Trung tâm đã biên soạn, in và xuất bản 55 tài liệu tập huấn và sách hướng dẫn kỹ thuật.

       Mọi chi phí cho các hoạt động của Trung tâm trong suốt 30 năm qua, kể cả thù lao trả cho cán bộ, nhân viên đều do đóng góp của chính các thành viên, các cộng tác viên trong và ngoài nước và của nông dân, chưa từng sử dụng một đồng nào từ ngân sách nhà nước.

 

       Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Trung tâm trong nhiều năm qua, về mặt quốc tế, phải kể đến CCA của Canada, CORDAID của Hà Lan, MISEREOR  của Cộng hòa Liên bang Đức, FK của Na Uy, SEASOLIN, AWCF, AsiaDHRRA  của Philipin, SEACON của Malaysia, CULT của Thái Lan, USAID của Hoa Kỳ... Nhờ vậy mà hàng chục dự án lớn nhỏ đã được triển khai có kết quả, hàng mấy chục cuộc tham quan và hàng trăm cán bộ của Trung tâm và lãnh đạo nông dân các dân tộc ở các cơ sở, đã được cử đi thăm và trao đổi ở các nước tiên tiến  như Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, và các nước trong khối Asean.   

 

      Trung tâm dã được nhiều tổ chức, nhiều cơ quan, nhiều mạng lưới truyền thông trong và ngoài nước tuyên dương, khen ngợi. Ông Thach Rịt Thi, người Khơ me ở ấp Trà Kim, một điểm mẫu của Trung tâm, ở huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, năm 2010, đã được cử đi dự Đại hội Anh hùng Chiến sỹ Thi đua toàn quốc lân thứ 8. Trung tâm cũng đã từng là tổ chức phi chính phủ đầu tiên của Việt Nam được nhân giải thưởng của Asean năm 2013.

 

      Nhân dịp này, thay mặt toàn thể cán bộ, nhân viên, cộng tác viên của Trung tâm ở trong và ngoài nước, chúng tôi bầy tỏ tri ân sâu sắc nhất tới toàn thể bà con nông dân, các cán bộ trong và ngoài ngành nông nghiệp, từ trung ương đến các địa phương, đặc biệt là các bạn quốc tế của chúng tôi, những chuyên gia, những nhà khoa học, những khuyến nông viên... đã cộng tác, đã giúp đỡ, động viên cổ vũ chúng tôi trong suốt quá trình hoạt động 30 năm vừa qua. Thành tựu và những gì chúng tôi đạt được cũng là của các bạn.

 

 

 

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện

 

Tiến sỹ Thổ nhưỡng học

Giáo sư Nông học

Bùi Quang Toản

^ Về đầu trang