Giới thiệu

Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện (CAEV)

Màng lưới các tổ chức phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam (ViệtDHRRA)

 

Trụ sở  :   Tầng 4, Nhà A1, Phương Mai, Ngõ 102,

                  Đường Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam.

 

  Tel. (024) 3868 6653

   Fax. (024) 3868 6654

   E- mail : CAEV-VietDHRRA@gmail.com,  bqtoan1939@gmail.com

   Website :  caev-vietdhrra.org.vn

 

   

Giám đốc điều hành :  Giáo sư Tiến sỹ  Bùi Quang Toản.

Tel.  (024) 3576 3786,    Mob.  0913 209 628,

E-mail : bqtoan1939@gmail.com 

 

 

         Sự thành lập và phát triển của Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện    

         Năm 1991, trong những ngày sôi nổi bắt đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước, trong đó có kinh tế nông nghiệp và nông thôn,58 cán bộ gồm các nhà nghiên cứu kinh tế nông nghiệp, khoa học nông nghiệp, quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn, các cán bộ khuyến nông, các nhà hoạch định chính sách, các giảng viên các trường đại học và trung học về nông lâm nghiệp… đã đứng ra soạn thảo đề cương, tôn chỉ, mục đích, nội quy và kế hoạch hoạt động, xin phép thành lập Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện.  
      
   Ngày 21 tháng 11 năm 1991 Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm Nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 337 NN/TCCB/QĐ cho phép Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện được thành lập và đi vào hoạt động, là một tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận. Trung tâm hoạt động mọi mặt về khuyến nông, trực tiếp với nông dân tai tất cả các vùng sản xuất nông nghiệp trong cả nước.
 
  Ngày 05 tháng 12 năm 1991 Đại hội lần thứ nhất của Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện đã họp tại Hà Nội. Có tất cả 58 thành viên “sáng lập “, là những người đã ký đơn xin thành lập Trung tâm, tham dự Đại hội. Đại hội đã thông qua chính thức nội quy và kế hoạch hoạt động của Trung tâm. Đại Hội cũng đã mời một Hội đồng Bảo trợ gồm 11 thành viên là những chuyên gia cao cấp, những thành viên lãnh đạo của các cơ quan chính phủ và phi chính phủ, do Giáo sư Tiến sỹ Trần An Phong làm chủ tịch. Giáo sư Tiến sỹ Nông học Bùi Quang Toản được bầu làm Giám đốc Điều hành của Trung tâm.
 
       Từ năm 1992 đến 1994 Trung tâm đã triển khai 3 điểm mẫu về “ Phát triển cộng đồng nông thôn, tăng cường công tác khuyến nông tại cơ sở, xoá đói giảm nghèo “ tại 3 huyện : Nông Cống, Hà Trung và Thạch Thành, tỉnh Thanh hoá, do SIDCE hỗ trợ. Các điểm của dự án đã thu được kết quả tốt, trở thành điển hình của các địa phương, được bà con nông dân và lãnh đạo địa phương khen ngợi.
 
       Từ năm 1993, Trung tâm mở các văn phòng đại diện tại miền trung và miền nam và bắt đầu triển khai công việc điều tra nghiên cứu và chỉ đạo tạo điển hình tại các tỉnh phía nam. Từ 1993 đến 1995 được Liên hiệp Hợp tác xã của Canada (CCA) giúp đỡ mở ra dự án “ Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới theo các nguyên lý của Liên minh Hợp tác xã Quốc tế (ICA)” . Các Hợp tác xã mẫu đầu tiên là ở xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình của đồng bào dân tộc Mường và ấp Bầu Sơn, xã Đa Lộc , huyện Châu Thành , tỉnh Trà Vinh của đồng bào dân tộc Khơ Me. Dự án đã thành công. Cuộc hội thảo toàn quốc của CCA và CAEV, có sự tham gia của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và các địa phương, tháng 9 năm 1995, đã công nhận đây là các Hợp tác xã mẫu.
 
       Cùng lúc này nhà nước có chủ trương chuyển đổi hợp tác xã từ “Kiểu cũ” sang “kiểu mới”. Lãnh đạo trung tâm được mời tham gia Tiểu ban soạn thảo Điều lệ Hợp tác xã mới. Các kết qủa của dự án “ Hợp tác xã kiểu mới” được liên hệ vận dụng vào nội dung của điều lệ mới.
       Từ 1996 đến 1999 CCA và CAEV nhất trí mở rộng mạng lưới Hợp tác xã kiểu mới từ 2 Hợp tác xã thành 5 Hợp tác xã và mở ra pha II của dự án do CCA tài trợ. Khi này đã có thêm 3 cộng đồng nông thôn ở 3 vùng khác nhau nữa được xây dựng thành Hợp tác xã theo mô hình Liên Sơn và Bầu sơn đó là : Hợp tác xã Phúc Thành ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên của đồng bào Tầy, Sán Dìu, Nùng, Hoa và Kinh, Hợp tác xã Ninh Tây, xã Ninh Tây, huyện Ninh Hoà , tỉnh Khánh hoà của đồng bào  Êđê và Răc Lây và Hợp tác xã Thọ Lâm của đồng bào công giáo thuộc xã Phú Thanh, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Các Hợp tác xã này đã nhanh chóng phát triển thành các Hợp Tác xã điển hình của các địa phương , trên cơ sở kinh nghiệm của Liên Sơn và Bầu sơn, lại được sự cổ vũ của phong trào thực hiện Điều lệ mới của Hợp tác xã (được Quốc Hội thông qua tháng 4 năm 1996 ).
 
      Hội thảo toàn quốc của CCA và CAEV tháng 11 năm 1999 đã xác nhận kết quả của pha II của dự án “Hợp tác xã kiểu mới” và CCA tiếp tục trợ giúp mở thêm các Hợp tác xã Yên Sinh, xã Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, Hợp tác xã Chư Pua, huyện Ea-kar , tỉnh Đắc Lắc của đồng bào Êđê và Hợp Tác xã Phước Lễ, xã Phước Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Đây là pha III của dự án do CCA trợ giúp.
 
      Toàn bộ 3 pha của dự án “Hợp Tác xã Kiểu mới”  đã thành công . Mạng lưới Hợp Tác xã mẫu theo các nguyên lý ICA đã hình thành, gồm 8 Hợp tác xã, đại diện cho 7 vùng kinh tế nông nghiệp của cả nước, tồn tại cho đến hiện nay, đã đóng góp cho phong trào chuyển đổi Hợp Tác xã trong cả nước.
 
      Từ năm 1996 Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện được mời tham gia và trở thành tổ chức phi chính phủ đầu tiên của Việt Nam được kết nạp vào mạng lưới “Phát triển nguồn nhân lực nông thôn của vùng Đông Nam Á “ (ÁsiaDHRRA).
Từ năm 1997đến năm 2000, AsiaDHRRA đã giúp đỡ CAEV thực hiện dự án “ Phát triển nguồn nhân lực nông thôn”  tại 3 trong số 8 điểm của màng lưới“ Hợp Tác xã kiểu mới “ là các Hợp tác xã Phuc Thành, Ninh Tây và Thọ Lâm. Nhờ nguồn nhân lực nông thôn ở đây được tăng cường và phát triển, các Hợp Tác xã đã vững mạnh về mọi mặt, phát triển được sản xuất, xoa đói, giảm nghèo.
 
      Năm 1994 Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện tham gia “Diễn đàn Phụ nữ Châu Á vì sự nghiệp phát triển Hợp Tác xã” (AWCF ), cùng các tổ chức phi chính phủ của 4 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philipin.

      Trong các năm từ 2002-2004, một dự án về “ Bình đẳng và công bằng giới trong các Hợp Tác xã “đã được AWCF hỗ trợ thực hiện trong phạm vi “mang lưới các Hợp Tác xã kiểu mới”,đặc biệt là ở Yên Sinh, Phúc Thành, Ninh Tây và Bầu Sơn.  Nhiều chị em  phụ nữ đã đượcđào tạo trở thành nhữnh cán bộ lãnh đạo vững vàng của các Hợp Tác xã.

      CAEV cũng đã cùng với Hội Làm vườn Việt Nam (VACVINA) tham gia “Hội đồng Châu Á về An ninh lương thực và Thương mại bình đẳng“ (SEACON). SEACON là tổ chức vùng có tới 7 thành viên gồm các nước vùng Đông Nam Á. CAEV là một  trong những hội viên thường trực của SEACON.
 
      Trong các năm từ 2001 đến 2007 SEACON đã trợ giúp một hợp phần của dự án vùng, triển khai ở Việt Nam, có tên là “Nghiên cứu ảnh hưởng của AFTA và WTO đối với nông dân nghèo và người sản xuất nhỏ ở nông thôn Việt Nam” . Dự án đã thành công. Báo cáo tổng kết đã được SEACON chấp nhận và đã được xuất bản bằng tiếng Anh phổ biến ở nhiều nước trên Thế Giới.
       Tháng 4 năm 2005 được SEACON và SEACA hỗ trợ CAEV đã tổ chức thành công cuộc hội thảo quốc tế tại Hà Nội, có 23 nước tham gia. Hội thảo có tên là “Tác động của WTO đối với nông nghiệp, nông thôn và quyền con người “. Toàn bộ tài liệu của Hội thảo đã được biên dịch ra Tiếng Việt và đã xuất bản.
 
       Từ năm 2005 tổ chức “Trợ giúp phát triển quốc tế” của các linh mục Cộng hoà Liên bang Đức ( MISEREỎR ) đã cùng với CAEV triển khai pha I của dự án
“Phát triển nguồn nhân lực nông thôn thực hiện gíải pháp khuyến nông có sự tham gia của nông dân đáp ứng nhu cầu của người nghèo và sản xuất nhỏ ở Việt Nam”. Dự án được triển khai ở 7 thôn thuộc 7 tỉnh đại diện cho 7 vùng kinh tế nông nghiệp của nước ta :
         - Thôn Phúc Thành, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
         -  Xóm 1 xã Giao Hải, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định
         - Thôn Tân Thọ, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
         - Thôn Quang Đông, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà
         - Buôn Poăn A , huyện Krông Păc, tỉnh Đắc Lắc.
         - Ấp Phươc Bình I, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh
         - Ấp Trà Kim, huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh.
         Pha I đang được hoàn tất. Tất cả các nội dung của dự án đều đã được triển khai với sự tham gia đầy đủ và tích cực của nông dân và lãnh đạo các thôn xóm. Hầu hết nông dân và cán bộ thôn xóm đều đã được tập huấn. Nhiều người lần đầu tiên được tập huấn. 15% nông dân đã trực tiếp tham gia làm các mô hình trình diễn về VAC, nông nghiệp sạch và phát triển cộng đồng. Nhiều giống cây trồng và giống gia súc mới đã được chuyển giao cho đại diện của các hộ nông dân làm thành mô hình như  soài cát Hoà Lộc, bưởi Da xanh, thanh Long ruột đỏ, hồng Siêm Xuân Đỉnh, bơ sáp, sầu riêng hạt lép, mit ruột đỏ, mãng cầu Ísrael , chè Bát Tiên,bò lai Shind, bò Ratman, lơn Móng Cái, cá chim trắng, cá trê phi….
       Một số mô hình tổng hợp như trồng mây phát triển nghề mây-tre đan, xây bể BIOGAS … cũng đã được nông dân triển khai thành mô hình mẫu.
 
       Từ tháng 8 năm 2006, CORDAID, một tổ chức phi chính phủ trợ giúp phát triển quốc tế của Hà Lan, cũng đang cùng CAEV triển khai pha I của dự án  “ Phát triển nguồn nhân lực nông thôn đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Kai “. Thôn Shin Chải, xã San Sả Hồ, huyện Sapa của đồng bào Mông và 3 thôn Cốc Chứ, Pạc Ngam và Lủng Phạc, xã Nấm Lư, huyện Mường Khương của đồng bào Nùng đã được chọn làm mô hình. Toàn bộ nông dân và cán bộ thôn bản đã được tập huấn. Phần lớn người dân được tập huấn lần đầu tiên trong đời. Các lớp tập huấn được giảng bằng tiến địa phương và do các giảng viên là người Mông hoặc người Nung phụ trách. Các lớp xoá nạn mù chữ đã xoá mù cho người Nùng ở Nấm Lư. Lớp chữ Mông đầu tiên đã xoá mù chữ Mông cho 19 cán bộ và thanh niên nam nữ người dân tộc Mông của xã San Sả Hồ…
       Nhiều mô hình khôi phục các giống cây trồng và con gia súc truyền thống của các dân tộc như : lợn Mường Khương, gà Mèo, hay lúa Xéng Cù, trồng lanh dệt thổ cẩm, trồng và phục tráng thảo quả, trồng mây phát triển nghề mây tre đan…đang phát triển rất tốt. Hầu hết bà con nông dân và cán bộ thôn bản các dân tộc đều phấn khởi tham gia, tự nguyện đóng góp công sức để thực hiện dự án.
 
       Trung tâm khuyến nông cũng đồng thời là thành viên thường trực của mạng lưới “T ình nguyện phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam” ( viết tắt Tiếng Anh là ViêtDHRRA )  bao gồm 19 thành viên là các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ . ViêtDHRRA hoạt động từ năm 1999 đến nay ở hầu khắp mọi nơi đã đóng góp nhiều cho công cuộc đổi mới nông thôn và phát triển sản xuất.
       ViêtDHRRA là một trong những thành viên năng động và tích cực nhât trong 12 thành viên của AsiaDHRRA .

        Về với nông dân, xuống với nông thôn các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người, những vùng kém và chưa phát triển, CAEV tìm thấy
“ miếng đất dụng võ” của mình.
       Nhiều gian nan, vất vả nhưng mọi người từ các thành viên đến các cộng tác viên, các đối tác, các cổ động viên đều phấn khởi và tự hào về những kết quả ban đầu. Những lứa quả đầu mùa đang mang nhiều hy vọng.    

        
        ViêtDHRRA và các hoạt động

 
         ViêtDHRRA là tên viết tắt Tiếng Anh của Mạng lưới tình nguyện phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam ( Vietnam partnership of Human Resource Development for Rural Areas )
 
         ViêtDDHRRA được thành lập tháng 10 năm 1999 tai Hà Nội. 
        Tham gia Đại hội lần thứ I ngày 12 Tháng 10 năm 1999 có 6 tổ chức gồm Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên minh Hợp Tác xã Việt Nam và Trường Trung học và Dậy nghề Xuân Mai…
          Đại hội đã thông qua tôn chỉ, mục đích , nội quy và kế hoạch hoạt động của mạng lưới. Mạng lưới hoạt động tình nguyện, thực hiện chương trình chung về trợ giúp phát triển nguồn nhân lực nông thôn và tự giải tán khi chương trình kết thúc.
          Đại hội đã bầu ra Ban Điều phối gồm 4 người do Giáo sư Tiến sỹ Bùi Quang Toản làm chủ nhiệm.
          Các Đại hội lần thứ II năm 2002 và lần thứ III năm 2005 đã kết nạp thêm nhiều thành viên là các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ và một số tổ chức của chính phủ đang hoạt động trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực nông   thôn .                                       

 ViêtDHRRA là thành viên của AsiaDHRRA

 ViêtDHRRA đã chủ trì nhiều cuộc hội thảo quy mô quốc gia, tổ chức nhiều lớp tập huấn  cấp quốc gia và cấp vùng về phát triển nguồn nhân lực nông thôn, về các chuyên đề phát triển cộng đồng, an ninh lương thực, tác động của AFTA và WTO đối với nông nghiệp và nông thôn, về xoá đói giảm nghèo… ViêtDHRRA cũng đã chủ trì nhiều chuyến tham quan khảo sát và tham dự các cuộc hội thảo quốc tế cho cán bộ và hội viên của các tổ chức thành viên, nhiều cuộc trao đổi hữu ích với các thành viên các DHRRA của các nước .
 Ngoài các hoạt động chung của toàn mạng lưới ViêtDHRRA còn có rất nhiều hoạt động, cũng trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực nông thôn, của các tổ chức thành viên, ở trung ưong và ở các địa phương.

 

        Giáo sư Tiến sỹ  Bùi Quang Toản
 

         Giáo sư Bùi Quang Toản là một trong những cán bộ phụ trách ít nói, nhưng một khi ông đã nói là được mọi người lắng nghe và ông đưa ra rất nhiều thông tin, rất nhiều đề xuất rút ra từ kinh nghiệm bản thân. Ông là một vị giáo sư nhiệt thành và là người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển nông thôn.

        Trong hơn một thập kỷ, ông đã tham gia giảng dậy tại ít nhất là 4 trường đại học ở Hà nội, góp ý cho rất nhiều cán bộ lãnh đạo của các tổ chức của chính phủ và các cán bộ nghiên cứu khoa học. Cùng trong lúc này, ông làm giám đốc điều hành của CAEV (từ năm 1992) và là chủ nhiệm của ViệtDHRRA (từ 1999) đến nay. Ông cổ vũ và tự nêu gương trong cuộc sống và trong công việc “xu hướng từ cơ sở” (“bottom-up-oriented strategy”) mà trong đó bao hàm sự động viên mạnh mẽ nhân dân và mọi người ở cấp cơ sở hoạt động và tham gia vào công việc ra các quyết định.

       Ngoài hai vị trí công tác trên đây, Giáo sư Bùi Quang Toản còn là Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1980-2000), Tổ trưởng Tổ cố vấn về an ning lương thực quốc gia của Việt Nam (1997-2004), Chuyên gia tư vấn các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (1999-2006). Khi công tác ở các cơ quan này ông luôn quan tâm đến các chủ đề về bảo vệ môi trường, sự bền vững của các dự án, an ninh lương thực, tăng cường và củng cố các cộng đồng nông thôn.

    Góp công sức cùng CAEV đem lại lợi ích vật chất cho người dân tại ít nhất là 17 điểm dự án trong cả nước, Giáo sư Bùi Quang Toản còn luôn quan tâm,  tạo điều kiện thuận lợi về tập huấn và đào tạo, về đi tham quan và thực tập ở trong và ngoài nước, về  được nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ cơ sở các thôn bản này, những người mong muốn được thực sự “đổi mới” ở Việt Nam.

        Đối với Giáo sư Tiến sỹ Bùi Quang Toản, tất cả những hoạt động và công lao đóng góp nói ở trên đều xuất phát từ một hoàn cảnh rất cơ bản : khi ông mới 6 tuổi ông đã được tận mắt thấy người ta chết đói hàng loạt. Không chỉ thấy mà bản thân ông và gia đình ông cũng từng đói khổ. Ông thấy tận mắt sự đói khổ ở nông thôn Việt Nam và chính điều này đã thôi thúc ông trong suốt cuộc đời luôn luôn cổ vũ và cống hiến cho an ninh lương thực và phát triển nông thôn. Từ đó, ông nguyện thông qua các dịch vụ khuyến nông, giải phóng sức mạnh của các hộ nông dân ở các cơ sở, của đồng bào các dân tộc it người, tăng cường các cộng đồng nông thôn, một loạt các công việc mà chỉ có thể đạt được thông qua các mối quan hệ và các điều kiện thích hợp của các hình thức cộng đồng : nông dân, chính quyền cơ sở, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự…

       Một cách sống và hành động ông tự xác định cho mình.

       By Maria Theresa Mariano Saliendra  (AWCF)                                

          Bà Marlene Ramirez Tổng Thư ký của AsiaDHRRA

 

           AsiaDHRRA là tên viết tắt Tiếng Anh của “Mạng lưới hợp tác Châu Á phát tiển nguồn nhân lực nông thôn” ( Asian Partnership for the Development of Human Resources in Rural Areas ). Mạng lưới bao gồm các tổ chức nhân dân nông thôn (RPOs) của 11 nước vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á, trong đó có Việt Nam. Từng nước hình thành ra mạng lưới quốc gia, lấy chữ đầu tên viết tắt của nước mình và điền liền với cụm chữ hoa DHRRA ( viết tắt Tiếng Anh có nghĩa là :phát triển nguồn nhân lực nông thôn ). Mạng lưới của nước ta là ViêtDHRRA.

          Chủ tịch của AsiaDHRRA hiện nay là bà  Dwe Astuti, người Indonesia.

          Tổng Thư ký là bà  Marlene Ramirez, người Philipin.

          Bà marlene R. đã được bầu là Tông Thư ký liên tục nhiều nhiệm kỳ.                                  Từ 1996 đến nay.

          Là một nhà hoạt động xã hội, sinh trưởng từ một gia đình nông dân nghèo                         ở miền nam Philipin, có tư tưởng tiến bộ, nên ngay từ khi còn trẻ, còn là sinh viên                     đại học, bà đã tham gia các hoạt động chống lại áp bức và bạo lực. Luôn luôn ủng                     hộ người nghèo khổ ở các vùng nông thôn, vùng kém và chưa phát triển.

           Trước khi được bầu là Tổng Thư ký của AsiaDHRRA, bà Marlene R. là Tổng Thư ký của PhilDHRRA.

           Đối với Việt Nam, ngay từ những năm 1996-1997, khi ViêtDHRRA mới thành lập, bà Marlene R. cùng các quan chức của AsiaDHRRA đã thường xuyên quan tâm, động viên, giúp đỡ để mạng lưới vững mạnh. Nhiều chương trình, dự án, kế hoạch hành động của AsiaDHRRA, hoặc dược AsiaDHRRA ủng hộ, đã được các thành viên ViêtDHRRA (CAEV, VNFU, VCARD, VACVINA…) triển khai thành công.

           Bà Marlene R. và các quan chức của AsiaDHRRA đã nhiều lần cùng với các  cán bộ của ViêtDHRRA xuống tận các cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lào Kai, Quảng Ninh, Đồng Nai, Trà Vinh…xây dựng các mô hình, mở các lớp tập huấn, các cuộc hội thảo…nhằm phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở đây.

           Mới đây, ghi nhận công lao đóng góp và tinh cảm hữu nghị của Bà Marlene R. đối với giai cấp nông dân Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam đã trao tặng bà Kỷ niệm chương “ Vì Giai cấp Nông dân”.

           Rời Việt Nam về nước sau chuyến đi vừa qua, Marlen R. đã viết trên Facebook của mình những dòng cảm súc : “ Tôi rời đất nước tươi đẹp này trong tim đầy súc đông. Sau gần 17 năm làm việc vì giai cấp nông dân Việt Nam, nhờ có sự chỉ dẫn và giúp đỡ của các bạn bè như Tiến sỹ Bùi Quang Toản, sự đóng góp nhỏ bé của tôi đã được Hội Nông dân Việt Nam trao tặng kỷ niệm chương. Cám ơn Hội Nông dân Việt Nam. Sự cổ vũ này sẽ đi mãi cùng tôi trong các chuyến đi làm việc phát triển nguồn nhân lực nông thôn, một mảng công việc trực tiếp giải phóng tiềm năng của con người từ cơ sở. Mỗi chúng ta là một phần của AsiaDHRRA !. Niềm vinh dự này cũng là giành cho AsiaDHRRA. Cầu Chúa luôn luôn phù hộ chúng ta !”

          Xin chúc Marlene R. mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.

 

Văn Phòng ViêtDHRRA

^ Về đầu trang