Thông tin cập nhật

Công việc nuôi ong của nông dân thôn Phúc Thành, xã Hóa Trung, Huyện Đồng Hỷ , Tỉnh Thái Nguyên hình thành và phát triển như thế nào ?

Công việc nuôi ong của nông dân thôn Phúc Thành, xã Hóa Trung, Huyện Đồng Hỷ , Tỉnh Thái Nguyên hình thành và phát triển như thế nào ?
Cách đây 3 năm, một nhóm gồm 5 hộ nông dân, được cố kỹ sư nông học Dương Anh Tuyên giúp đỡ, hình thành ra "Nhóm sở thích nuôi ong". Bắt đầu với chỉ 4-5 đõ ong mua gom ở mấy làng lân cận. Được cho đi tham qua ở các nơi nuôi ong. Được cán bộ CAEV và các chuyên gia tập huấn, hướng dẫn. Vượt qua các khó khăn, thất bại ban đầu. Thu hoạch ngày một tốt. Số hộ tham gia nuôi ong tăng dần. Hiện nay thôn đã có 39 hộ nuôi với 2.028 đõ ong. Sản lượng mật ong năm 2015 là 3.340 Kg. Để phát triển sản xuất, tăng năng suất, nâng cao chất lượng mật ong, hình thành thương hiệu, tiếp súc thị trường, Phúc Thành đã liên kết với các thôn trong vùng như thôn Vải, xã Hóa Thượng, thôn Ao Rôm xã Khe Mo...

          Thôn Phúc Thành, xã Hóa Trung, cách Chùa Hang (Đồng Bẩm), huyện lỵ huyện Đồng Hỷ khoảng 5 cây số. Thôn có 128 hộ thuần nông. Cả thôn có 114,3 ha đất tự nhiên, trong đó chỉ có 32,0.ha là ruộng cấy lúa, 31,6 ha là vườn đồi của các hộ gia đình.

          Từ 1996 xây dựng xong trạm bơm điện và từ 2007 hoàn chỉnh hệ thống mương máng thủy lợi thì 22,8.ha ruộng của thôn đã có thể cấy 2 vụ lúa một năm ăn chắc,18,6 ha đất vườn đồi chủ yếu trồng chè.

          Từ 1998 bắt đầu trồng xen vải thiều vào các nương chè. Sau đó các hộ nông dân có trồng xen một số cây ăn quả khác như: mít, bưởi, nhãn, táo… nhằm đa dạng hóa mô hình VAC cùng với nuôi lợn, nuôi cá.

          Năm 1997 Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện (CAEV) cùng với huyện Đồng Hỷ, được sự hỗ trợ của Liên minh Hợp tác xã Canada (CCA), đã xây dựng ở thôn Phúc Thành mô hình Hợp tác xã nông thôn theo 7 nguyên lý của Liên minh Hợp tác xã Quốc tế (ICA). Các kỹ thuật mới được bà con nông dân áp dụng thành công thông qua hình thức các mô hình nông hộ, khuyến nông có sự tham gia của nông dân (FPE). Nhiều cây trồng và con gia súc giống mới, được chuyển giao cho nông dân thành công nư : Vải thiều , mít ruột đỏ, nhãn Hương Chi, chè Bát Tiên, Táo Thiện Phiến, …đã đi vào tập quán canh tác của nông dân ở đây.

         Mô hình Hợp tác xã theo 7 nguyên lý của Liên Minh Hợp tác xã Quốc Tế (ICA)  được xây dựng tại đây từ 1997, và đã được chính Liên Minh Hợp tác xã Quốc tế công nhận năm 1999, duy trì, hoạt động tốt đến hiện nay

         Năm 2013, một nhóm gồm 5 hộ nông dân tiền tiến ở Phúc Thành, do ông Phạm Trọng Khánh làm nhóm trưởng, hình thành ra nhóm “sở thích nuôi ong” và bắt đầu bằng 5 đõ ong đi mua nhặt ở một số nơi về nuôi. Với sự hướng dẫn và giúp đỡ của cố Tổng thư ký ViêtDHRRA, kỹ sư nông học Dương Anh Tuyên, tổ đã cử thay nhau đi tham quan, học tập ở các nơi chuyên nuôi ong, đã mời các chuyên gia của Công ty ong Trung ương về tập huấn cho các tổ viên và bà con trong thôn. Thực tế sản xuất có hộ thành công nhiều, có hộ thành công ít, có vụ cho thu hoạch tốt, có vụ thất thu… nhưng các hộ tham gia nuôi ong thì ngày một nhiều, cho tới nay sau 3 năm 4 tháng, toàn thôn đã có 39 hộ nuôi với 2.028 đõ ong, (bình quân 52 đõ một hộ). Năm 2015 tổng sản lượng mật ong của cá thôn là 3.340 Kg, bán được bình quân 100.000VNĐ một Kg. Một số hộ đã thu hoạch được những sản phẩm khác ngoài mật ong như: sữa ong chúa, phấn hoa, sáp ong, nhộng ong ( mới chỉ là sản phẩm chế biến thủ công của các hộ riêng lẻ ).

       Hiện tại Phúc thành đã liên kết với các tổ nuôi ong của các vùng lân cận như xã Hóa Thượng (thôn Vải) , xã Khe Mo (các thôn Ao Rôm I và Ao Rôm II) nhằm tăng cường đầu tư, phát triển đàn ong, mở rộng sản xuất, chế biến công nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, xây dụng thương hiệu, tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ.

       Một vùng chuyên canh, một trung tâm sản xuất mật ong và các sản phẩm nuôi ong đang được hình thành ở Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

 

Office of CAEV-ViêtDHRRA

^ Về đầu trang