Thông tin cập nhật

Chủ nhiệm của hai đời Hợp tác xã

Chủ nhiệm của hai đời Hợp tác xã
 

         Đó là ông Phạm Trung An ở thôn Phúc Thành, xã Hoá Trung, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

        Năm 1983, hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở vê, thôn Phúc Thành còn nghèo lắm, tỷ lệ hộ nghèp tới hơn 70%, ông An nhớ lại. Nhóm người trẻ tuổi, nhiều người trong đó vừa hết nghĩa vụ quân sự trở về, bàn nhau tìm cách xây dựng thôn xóm, phát triển sản xuất như nhiều nơi ông đã từng đến đóng quân .

        Hợp tác xã Nông nghiệp Phuc Thành được thành lập từ trước đó mấy năm, có 53 hộ, trong số 74 hộ của thôn, tham gia. Ruộng đất , trâu bò, nông cụ… tập trung làm chung. Toàn Hợp tác xã chia thành 5 đội sản xuất, mỗi đội có một đội trưởng, một đội phó, một thư ký... ( gần giống như khi ông còn ở trong quân đội, cũng có tiểu đội, trung đội, đại đội…)  Phạm Trung An được bầu làm Phó chủ nhiệm. Hai năm sau, năm1985, làm chủ nhiệm…Lúc đó thôn Phúc Thành quanh năm dưới ruộng thì cấy một vụ lúa chờ nước trời và trên đồi thì trồng giống chè Trung Du cũ hái búp tươi bán cho nhà máy gần đó… Hàng ngày đánh kẻng gọi xã viên đi làm, chiều khi kết thúc ngày làm việc, đội trưởng đội phó ghi điểm cho từng người. Cuối vụ cộng toàn bộ số điểm lại làm căn cứ để chia thóc, chia tiền cho từng người sau khi đã trừ chitiêu chung…Khẩu hiệu là :” Hợp tác xã là nhà, xã viên làchủ “…Đã hơn chục năm rồi mà Hợp tác xã làm ăn chẳng phát đạt như mong đợi, có lúc lại tụt lùi. “ Nhà “ thì chẳng giầu mà “ chủ “ thì cứ vẫn nghèo và đói. ảuồng và đồi dần đem “ khoán “ cho từng hộ xã viên…

       Đến năm 1990-1991, có phong trào đổi mới. Theo chính sách của trên, ruộng đất , nông cụ, chia trả lại cho xã viên. Các hộ gia đình xã viên là đơn vị sản xuất độc lập. Hợp tác xã “chuyển đổi “ trở thành  nơi làm các dịch vụ sản xuất cho các hộ xã viên... 

       Năm 1993 -1994 Hợp tác xã nông nghiệp Phúc Thành “đổi mới” có thêm một số hộ, trước đây chưa vào hợp tác xã, tham gia. Hợp tác xã xác định làm 4 loại dịch vụ cho xã viên là: dịch vụ làm đất, dịch vụ tưới tiêu nước, dịch vụ cung cấp vật tư và dịch vụ bảo vệ thực vật và thú y.

      Phạm Trung An vẫn tiếp tục được toàn thể xã viên tín nhiệm bầu làm chủ nhiệm Hợp Tác Xã.

      Được huyện và xã chỉ định tham gia mạng lưới khuyến nông do Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện (CAEV) về triển khai ở địa phương, cán bộ và xã viên được tập huấn về Điều lệ Hợp Tác Xã mới (Quốc Hội thông qua năm 1996) và 7 nguyên lý của Liên minh Hợp Tác Xã Quốc tế. Các hoạt động khuyến nông được xây dựng thành mô hình và được các hộ xã viên triển khai rất thành công. Làm lúa, làm chè năng suất tăng dần, thu nhập của xã viên và của Hợp Tác Xã được cải thiện…Hợp Tác Xã kéo được điện lưới về, xây được trạm bơm, xây được hệ thống kênh mương, có đủ nước tăng thêm ợcc một vụ lúa Đông Xuân nữa, lại có nước để tưới chè, trồng thêm đựợc các loại cây ăn quả ( vải, nhãn, mít…)

      Hợp tác xã mở thêm nghề phụ làm gạch ngói vừa để xây dựng lại nhà cửa vừa để bán có thêm thu nhập cho xã viên…

      Xã viên có dư đôi chút tiền, Hợp Tác xã quyết định làm thêm dịch vụ tín dụng, nhận tiền gửi tiết kiệm của các xã viên và cho những xã viên có nhu cầu vay lại với lãi suất ưu đãi.

     Phạm Trung An và các cán bộ Hợp Tác xã Phúc Thành được xã, huyện, tỉnh và CAEV cử đi tập huấn về chuyên môn, về kỹ thuật, về quản lý sản xuất. Riêng Phạm Trung An đã được cử đi tham quan Ấn Độ, In đô nê xi a và Thái lan.

     Các đây 5 năm (năm 2006) Phúc Thành đã không còn hộ nghèo.

     Bây giờ ( năm 2011) toàn bộ 113 hộ gia đình trong thôn đã tham gia Hợp Tác Xã. Thu nhập bình quân của hộ gia đình xã viên năm 2010 đã gấp 3,4 lần năm 1090. Hợp tác xã và các hộ gia đình xã viên đã không chỉ còn chỉ trồng lúa, trồng chè nữa mà còn phát triển bền vững VAC, đã thay giống chè mới, đã nuôi lợn lai kinh tế, nuôi ong, trồng nấm, trồng rau sạch, làm gạch, nhiều nhà có người đi xuất khẩu lao động… Nhiều gia đình  xây bể BIOGA  để có ga đun nấu (Không phải vào rừng lấy củi), thắp sáng (đỡ tốn tiền điện), có phân ủ hoai để bón cho ruộng và đồi ( thu giọn phân gia súc, giữ sạch bản làng)… Thương hiệu “Chè Phúc Thành”, “Mật ong Phúc Thành” đang hình thành trên thị trường trong và ngoái tỉnh.

     Đại hội xã viên vừa qua lại bầu Phạm Trung An làm chủ nhiệm với 100% phiếu bầu. Đây là lần thứ 9 liên tục, người Đảng viên Cộng sản, người cựu chiến binh 51 tuổi này được bầu vào vị trí chủ nhiệm, của cả hai đời Hợp Tác Xã Phúc Thành.

 

^ Về đầu trang