Thông tin cập nhật

Cuộc họp mặt từ cơ sở lần thứ II của dự án 334-10035 CORDAID được tổ chức tại Mường Khương

Cuộc họp mặt từ cơ sở lần thứ II của dự án 334-10035 CORDAID được tổ chức tại Mường Khương
Trong các ngày 20 và 21 tháng 8 năm 2008, tại phòng họp nhà khách Ủy Ban Nhân Dân huyện Mường Khương, Lào Kai, đã diễn ra cuộc họp mặt từ cơ sở lần thứ II của dự án CAEV-CORDAID, mã số 334 / 10035. (Cuộc họp lần thứ I được tổ chức tháng 8 năm 2007 tại Sapa). Tham dự cuộc họp mặt gồm có đông đủ Ban Quản lý dự án, các cán bộ khuyến nông của CAEV và của hai huyện Sapa và Mường Khương tham gia dự án, đại diện cho nông dân và cán bộ cơ sở của hai điểm dự án là Sin Chai và Nấm Lư, chủ tịch huyện Mường Khương Nông Văn Hưng và Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Mường Khương Lu In Sun…
 

         Các ngày 20 và 21 tháng 8 năm 2008, tại phòng họp nhà khách Ủy Ban Nhân Dân huyện Mường Khương, Lào Kai, đã diễn ra cuộc họp mặt từ cơ sở lần thứ II của dự án CAEV-CORDAID, mã số 334 / 10035. (Cuộc họp lần thứ I được tổ chức tháng 8 năm 2007 tại Sapa).

       Tham dự cuộc họp mặt gồm có đông đủ Ban Quản lý dự án, các cán bộ khuyến nông của CAEV và của hai huyện Sapa và Mường Khương tham gia dự án, đại diện cho nông dân và cán bộ cơ sở của hai điểm dự án là Sin Chai và Nấm Lư, chủ tịch huyện Mường Khương Nông Văn Hưng và Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Mường Khương Lu In Sun…

        Hội nghị đã nghe bản báo cáo về quá trình và kết quả 2 năm hoạt động của dự án tại văn phòng CAEV và tại hai điểm Sin Chải và Nấm Lư gồm 4 vấn đề chính :

       1.Tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết cho nông dân và năng lực của cán bộ .

       Tập huấn cho nông dân có 3 chủ đề: Phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế hộ gia đình, Bình đẳng và công bằng giớI trong gia đình và cộng đồng và Giữ gìn truyền thống và bản sắc dân tộc. Đã tổ chức 12 lớp (Nấm Lư 7 lớp và Sin Chai 5 lớp) cho 730 lượt người tham gia. Đã có 100% chủ hộ và lao động chính tham gia các lớp tập huấn. (Trước khi có dự án 89.4% chủ hộ và 95.8% lao động chính ở Sin Chải và 76.9% chủ hộ và 89.5% lao động chính ở Nấm Lư chưa tùng bao giờ được tập huấn.).

       Tập huấn cho cán bộ cơ sở cũng gồm 3 chủ đề: Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và của cán bộ cơ sở, Kỹ năng truyền đạt và thâu nhận thông tin, kỹ năng vận động, tổ chức và quản lý quần chúng, và Chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đã tổ chức 8 lớp tập huấn (4 lớp ở Nấm Lư và 4 lớp ở Sin Chải). Cho 329 lượt cán bộ thôn bản tham gia.,. trong đó có 83 lượt nữ học viên.  Đã có 100% cán bộ được tập huấn kỹ về kỹ năng lãnh đạo quần chúng.

       Giảng viên cho các lớp tập huấn nói trên chủ yếu là các cán bộ chủ chốt, các khuyến nông viên chính của hai huyện Sapa và Mường Khương. Họ là người Mông và người Nùng, họ truyền đạt nộI dung tài liệu tập huấn bằng tiếng địa phương cho đồng bào của họ.

       Đánh giá kết quả tập huấn nhiều cán bộ của xã và huyện cho rằng hiểu biết của nông dân và trình độ, năng lực của cán bộ hai điểm dự án đã được nâng cao rõ rệt.

   2. Mở các lớp học xóa nạn mù chữ ở Nấm Lư  và lớp học chữ Mông ỏ Sin Chải.

    Như kết quả điều tra cơ bản luc bắt đầu triển khi dự án cho thấy 56,1% chủ hộ và 56.2% lao động chính ở Sin Chải, 25,7% chủ hộ và 26.6 % lao động chính ở Nấm Lư mù chữ phổ thông. Đặc biệt ngườI Mông ở Sin ChảI, cả xã chỉ có một người biết chữ Mông. Hầu hết nông dân và cán bộ cơ sở ở đây là người Mông mà không biết chữ Mông. Nhiều người ở cả Nấm Lư và Sin Chải còn không biết cả tiến Kinh.

       Vấn đề bức xúc nhất ở đây là phải xóa nạn mù chữ. Không thể phát triển được nguồn nhân lực trong khi dân còn chưa biết chữ. Đây là một vấn đề lớn và khó khăn do lịch sử để lại. Hơn 50% dân ở Sin Chải và hơn 25% dân ở Nấm Lư mù chữ. Không thể xóa mù chữ cho họ chỉ trong một thời gian ngắn nào đó. 100% người Mông ở Sin Chai cũng vậy. Đâu có thể làm cho họ biết chữ viết của họ trong một sớm một chiều được.

       Tuy nhiên cũng không thể trì hoãn được nữa.

       Tại Nấm Lư, ở 3 thôn Pạc Ngam, Lủng Phạc và Cốc Chứ có 97 người mù chữ. Đã mở được 3 lớp cho 64 người học trong 3 tháng. Thày giáo cũng là người Nùng, của trường tiểu học Nấm Lư phụ trách. Kết quả là 63/64 người đã học xong chương trình và được phòng giáo dục huyện Mường Khương cấp chứng chỉ “Xóa nạm mù chữ”. Còn lại 34 người ở 3 thôn nói trên sẽ tổ chức trong năm 2009 sẽ mở tiếp một lớp nũa chung cho cả 3 thôn, để cuối năm 2009  tại đây không còn ai mù chữ nữa.

        Ở Sin Chải, đã mở lớp học chữ Mông đầu tiên cho 20 người. Học viên chủ yếu là cán bộ xã, thôn và một số thanh niên. Thày giáo là anh Thào A Sa, Bí thư Đoàn Thanh niên xã San Sả Hồ. Dùng sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản. Kết quả sau 3 tháng học tập, cả 20 học viên đều đã biết đọc biết viết chữ Mông. Được phòng Giáo dục và phòng Văn hóa huyện Sapa công nhận.

       Sang năm 2009 tại đây sẽ mở tiếp một lớp học chữ Mông nữa và một lớp xóa nạn mù chữ phổ thông.

       3. Mở lớp dậy nghề thủ công truyền thống dưới hình thức các câu lạc bộ ngườI yêu nghề thủ công ở Sín Chải và Nấm Lư.

        Phát triển ngành nghề thủ công là xu hướng rất quan trọng và rất thiết thực trong phát triển nông thôn. Nó giúp đa dang hóa sản phẩm hàng hóa, sử dụng được thêm nhiều lao đông dư thừa và lao động nông nhán ở nông thôn. Quan trọng nhất là nó tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho gia đình nông dân.

       Nông dân ở 3 thôn Pac Ngam, Lủng Phạc và Cốc Chứ của đồng bào Nùng ở Nấm Lư có nguyện vọng phát triển nghề mây tre đan. Phát huy lợI thế có nhiều đất rừng. Ngay từ khi bắt đầu dự án đã có 15 hộ gia đình, mooicthôn 5 hộ, tình nguyện đứng ra nhận làm mô hình hộ trồng mây dướI tán rừng. MỗI hộ trồng 300 cây mây nếp, lấy giống từ Thái Bình. Tổng cộng đã có 4,500 cây mây đã được trồng.

       Câu lac bộ mây tre đan đã được thành lập. Có 12 thành viên. Một lớp tập huấn đan gùi đã được tổ chức do một nghệ nhân người địa phương giảng dậy. Những chiếc gùi tre của ngườI Nùng đầu tiên do các thành viên câu lạc bộ làm đã ra đời. Rất nghiều người ưa thích và xin gia nhập câu lạc bộ. Rồi đây , sau 3 năm, mây cho thu hoạch. Nghề mây tre đan ở đây sẽ có nguyên liệu ngay  tại chỗ.

       Trong khi đó ở Sín ChảI, cũng ngay từ khi bắt đầu dự án, đã có 5 hộ gia đình người Mông tình nguyện đứng ra trồng mỗI hộ 100-300 mét vuông cây lanh, làm mô hình thâm canh và phục tráng cây lanh lấy sợi dệt thổ cẩm.

       Câu lạc bộ của 20 chị em phụ nữ Mông yêu thích nghề thêu ren thổ cẩm đã được thành lập. Một lớp dậy thêu ren thổ cẩm do một nghệ nhân ngườI Mông ở địa phương hướng dẫ đã được tổ chức. Các mẫu thêu ren các hoa văn tuyền thống của người Mông đầu tiên do các thành viên câu lạc bộ làm đã ra mắt. Rất nhiều chị em, nhất là lớp trẻ, ưa thích và xin gia nhập câu lạc bộ. Lanh được trồng thâm canh ngay tạI chỗ. Các khung dệt của chị em đã có sẵn, dệt ra cá loạI thổ cẩm và được nhuộm các sắc mầu tự nhiên bằng nguyên liệu địa phương như cây chàm ( indogoe ), sẽ là nguyên liệu cho nghề thêu ren truyền thống.

        Hy vọng đây sẽ là mầm mống cho những doanh nghiệp, những Hợp tác xã thủ công nghiệp, sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa truyền thông đặc biệt của đồng bào Nùng và đồng bào Mông ở vùng này.

       4. Xây dựng các mô hình hộ gia đình áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh và phục tráng một số cây trồng và con gia súc truỳền thông .     

       Người Nùng ở Nấm Lư và người Mông ở Sin chaỉ cũng như đồng bào các dân tộc ít người ở các nơi, có rất nhiều loại cây trồng và con gia súc truyền thống, có từ lâu đời. Các loại cây con này tuy năng suất không cao nhưng có chất lượng đặc biệt, được nhiều nười ưa thích . Nhiều loại hiện đang là đặc sản trên thị trường trong và ngoài nước.    

      Đã có 52 hộ gia đình ( 27 hộ người Nùng ở Nấm Lư và 25 hộ người Mông ở Sín Chải ) tình nguyện đứng ra đảm nhận làm các mô hình : trồng lúa Séng Cù, trồng lanh, trồng thảo quả, trồng đào Pháp, trồng Mây, nuôi lợn Mường Khương, nuôi gà Mông, nuôi giun Quế…Họ được tập huấn kỹ thuật, được cung cấp giống và phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc thú y… Các mô hình đều phát triển rất tốt. Nhiều ngườI ngay tại địa phương học làm theo. Nhiều cuộc tham quan trao đổI và hộI thảo tạI chỗ đã được tổ chức.

      Đây là nguồn các giống cây con để đa dạng hóa nông nghiệp, để giữ gin và phát triển các giống bản địa và tận dụng các nguồn gien tự nhiên phong phú và quý hiếm.

      Sau bản báo cáo của Ban Quản lý dự án, đã có 17 ý kiến phát biểu tham luận, trong đó có ý kiến của ông Nông Văn Hưng, chủ tịch UBND huyện Mường Khương, xác nhận và làm rõ những thành công của dự án, đánh giá chỗ được, chỗ cần bổ xung, khắc phục. Các đại biểu cũng đề xuất nhiều ý kiến gơi ý cho công việc của dự án trong các năm tới.

        Tổng kết cuộc họp mặt, GS TS Bùi Quang Toản, Giám đốc dự án đã nhấn mạnh những kết quả, nhứng bài học kinh nghiệm qua hai năm triển khai dự án, cám ơn các cơ quan hữu quan ở hai huyện và hai xã có dự án đã cộng tác chặt chẽ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân triển khai thực hiện dự án được tốt. đẹp.

 

^ Về đầu trang