Trong hai ngày 19 và 20 tháng 7 năm 2008 tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, đã tổ chức cuộc họp mặt từ cơ sở lần thứ III của mạng lướI thực thi dự án CAEV-ViêtDHRRA / KZE mã số 339-900-1008 ZG. Tham dự cuộc họp mặt có đầy đủ Ban Quản lý Dự án, trưởng thôn của 7 thôn tham gia dự án, đại diện lãnh đạo của 7 huyện có điểm dự án, phụ trách Trạm Khuyến nông của 7 huyện có điểm dự án, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Đắc Lắc, và đại diện các Hội Khuyến học Nam Định và Kỳ Anh.Báo cáo của Ban Quản lý dự án đã tổng hợp kết quả công việc triển khai ở 7 điểm và ở các văn phòng CAEV-ViêtDHRRA ( tại Hà Nội, Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh ). Nhìn chung tất cả các hợp phần và chi tiết có ghi trong kế hoạch đều đã được triển khai.
1. Cuộc điều tra cơ bản chi tiết đã được tiến hành có kết quả tốt ở cả 7 điểm dự án vớI sự tham gia trực tiếp và đầy đủ của nông dân và cán bộ cơ sở. Các tiêu chí và phương pháp điều tra đều theo đúng chuẩn mực quốc tế. Lần đầu tiên và cũng là những thôn buôn đầu tiên 7 thôn buôn làm dự án có được các số liệu điều tra, đánh giá chuẩn xác như vậy.
2. Căn cứ vào kết quả điều tra cơ bản và nguyện vọng của nông dân và cán bộ cơ sở, 16 tài liệu tập huấn đã được các chuyên gia và cán bộ khuyến nông chủ chốt của CAEV và các địa phương soan thảo. Hơn 8000 bản của 16 tài liệu này nay đã được in và phát cho nông dân và cán bộ cơ sở trong các đợt tập huấn. Các tài liệu này cũng đã được dịch sang Tiếng Anh để trao đổI vớI bè bạn trong vùng và quốc tế khi cần thiết.
3. Bốn lớp tập huấn TOT nhằm đào tạo các giảng viên cho các cơ sở đã được tổ chức. Có 108 học viên tham dự và họ là các khuyến nông viên của mạng lưới CAEV- ViêtDHRRA và của các trạm Khuyến nông địa phương. Sử dụng các tài liệu vừa được soạn và in ra. Các tài liệu này được dung trong các lớp tập huấn nông dân và cán bộ cơ sở được tổ chức ngay sau đó và các học viên này sẽ là giảng viên.
4. Hơn 50 lớp tập huấn tại các điểm dự án đã được tổ chức trong 3 năm qua cho tất cả cán bộ và bà con nông dân. Tất cả 100% cán bộ và bà con nông dân của 7 thôn buôn làm dự án đã được tập huấn người ít nhất cũng 2 lần còn người nhiều nhất tớI 8-9 lần, có người hơn chục lần, không lần nào vắng mặt. Nhờ vậy năng lực của cán bộ các thôn buôn được nâng cao rõ rệt. Họ điều hành công việc mạnh dạn và dứt khoát hơn, được bà con thôn buôn tín nhiệm hơn. Phía bà con nông dân thì đã có hiểu biết sâu rộng hơn về vai trò của nông dân tham gia trực tiếp vào công việc khuyến nông và họ đã tự nguyên tham gia đông đảo. Các mô hình kỹ thuật mới đều được nông dân xây dựng thành công. Bà con được tập huấn và trực tiếp thực hiện kỹ thuật mới mà mình ưa thích. Tình làng nghĩa xóm chan hòa và sâu đậm hơn ( như là ý kiến phát biểu của ông Thạch Rịt Thi, người Khơ Me, ấp Trà Kim )
5. MườI hai khuyến nông viên của CAEV và 19 khuyến nông viên của 7 trạm khuyến nông các huyện Đồng Hỷ, Giao Thủy, Kỳ Anh, Ninh Hòa, Krông Păc, Dương Minh Châu và Cầu Ngang đã được tổ chức và tạo mọi điều kiện tham gia trực tiêp cùng bà con nông dân 7 điểm triển khai dự án. Họ đều đã trưởng thành về các mặt : hiểu biết thực tiễn địa phương, huy động sự tham gia của nông dân, đôn đốc kiểm tra công việc triển khai dự án và trình độ chuyên môn, kỹ thuật mới…
Tất cả anh chị em đều hăng hái, nhiệt tình và tự nguyện tham gia.
6. Đã có 23 mồ hình nông hộ tham gia làm khuyến nông, áp dụng kỹ thuật mới và thích hợp. Các mô hình đều do hội nghị nông dân lựa chọn, các hộ tình nguyện đứng ra đảm nhận triển khai đều được hội nghị nông dân chấp thuận là đại diện của họ
Mỗi mô hình triển khai ở mỗi thôn có từ 3-5 hộ tham gia. Cá biệt có mô hình có đến trên 10 hộ tham gia như mô hình trồng mây ở Tân Thọ.
Hầu hết các mô hình đều thành công. Bà con nông dân rất nhiệt tình hưởng ứng. Nhiều người đã học tập và tự làm theo. Nhiều địa phương đang muốn nhân ra diện rộng. Đáng chú ý là các mô hình chăn nuôi bò và lợn sinh sản, các mô hình nông nghiệp sạch vì gần như tất cả các điểm dự án đều có triển khai.
7. Nhiều cuộc tham quan, trao đổI đã được tổ chức để đại diện bà con nông dân và cán bộ thôn buôn được xem tận mắt các mô hình điển hình nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Tân Thọ đi tham quan bưởi Phúc Trạch, mây Thái Bình, lợn và bò Thanh Hóa; Giao Hải đi tham cá ở Thái Bình, bò và lợn ở Thanh Hóa; Phúc Thành đi tham quan chè ở Nông trường Sông Cầu, Trà Kim, Phước Bình I, Quang Đông đi tham quan soài Hòa Lộc, Poăn A đi tham quan Cà phê Bantimor và Bơ sáp ở Viện KHKTNN Tây Nguyên…
Hai đoàn tham quan nước ngoài đã được tổ chức. Mỗi đoàn có 7 người gồm khuyến nông viên, cán bộ cơ sở và nông dân. Một đoàn đi Dài Loan năm 2007 và một đoàn đi Hàn Quốc nam 2008. Các cuộc tham quan này đều rất thành công. Các thành viên đêu đã học tập được rất nhiều từ nông dân của các nước tiền tiến này.
8. Nông dân các điểm dự án còn được hướng dẫn và giúp đỡ tổ chức ra các hình thức cộng đồng để áp dụng các kỹ thuật mới mà mình ưa thích. Câu lạc bộ khuyến nông đã được tổ chức tai Trà Kim và Phước Bình I, nhóm sở thích nuôi ong và nuôi lợn nái sinh sản đã được tổ chức tại Phúc Thành, Chi hội làm vườn đã được tổ chức tại Giao Hải và Tân Thọ, Câu lạc bộ làm mây tre đan đã được thành lập ở Tân Thọ, tổ sản xuất và cung cấp giống lúa tốt đã được thành lập ở Quang Đông
Đây là hình thức tham gia khuyến nông tập thể của nông dân. Đây cũng là mầm mống của các doanh nghiệp, các Hợp Tác xã chuyên sản xuất hàng hóa đặc chủng cho thị trường sau này của nông dân các điểm dự án. Không hợp tác vớI nhau sản xuất nhỏ lẻ của bà con nông dân không thể cạnh tranh được trên thị trường tự do mở rộng toàn cầu
9. Kết quả bước đầu triển khai dự án ở 7 địa phương, các mô hình khuyến nông có sự tham gia của nông dân, các hộ gia đình và các tập thể, đã được các báo, đài phát thanh và đài truyền hình ở trung ương và ở các địa phương giới thiệu rộng rãi. Cán bộ của CAEV và của các địa phương tham gia dự án đã được mời tham gia nhiều cuộc hộI thảo, được mới báo cáo, giới thiệu về dự án. Khuyến nông viên của dự án được mời giảng cho nhiều lớp tập huấn của các địa phương
Đã có 16 ý kiến phát biểu tham luận và bổ xung cho bản báo cáo tổng kết dự án.
Các ý kiến phát biểu đều nhất trí với bản báo cáo tổng kết, làm rõ thêm một số chi tiết và đều đánh giá là dự án đã thành công. Các đại diện lãnh đạo các huyện có điểm dự án đều cho rằng lần đầu tiên ở địa phương mình có được một dự án như vậy.
Tổng kết hội nghị GSTS Bùi Quang Toản, giám đốc Ban Quản lý dự án, đã nhấn mạnh một số điểm thành công nổI bật, một số bài học kinh nghiệm và một số thiếu sót trong quá trình 3 năm triển khai dự án tai 7 địa phương và ở các văn phòng của CAEV-ViêtDHRRA.
Hội nghị nhất trí đề nghi KZE tiếp tục hỗ trợ cho triển khai tiếp tục dự án để các kết quả đạt được thật sự bền vững.