Thông tin cập nhật

Hội nghị bàn tròn về an ninh lương thực

Hội nghị bàn tròn về an ninh lương thực
Về chương trình an ninh lương thưc khối các nước Asean (SIFS) và kế hoạch hành động chiến lược trong vùng về an ninh lương thực (2009-2013) Ngày 15 tháng 7 măm 2009, tại phòng họp của văn phòng ViệtDHRRA, Nhà A1 Phương Mai, Ngõ 102 Trường Chinh, Đống đa Hà Nội, đã có cuộc Hội nghị bàn tròn về “An ninh lương thực” do văn phòng ViệtDHRRA tổchức. Tham gia cuộc hội nghị bàn tròn có Ông Đỗ Gia Phan, Phó chủ tịch Hội người tiêu dung Việt Nam, Bà Nguễn Thị Hoà, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững, Tiến sỹ Phạm Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phía Bắc, Tiến sỹ Hoàng Tuấn Hiệp , Phó Bộ môn phân vùng kinh tế, Viện Quy hoạch và Phát triển Nông nghiệp, Đại diện Ban Kinh tế Hội Phụ nữ Việt Nam, Đại diện Viện chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn, Đại diện Hội Nông dân Việt Nam, một số cán bộ của ViệtDHRRA và Trung tâm Khuyến Nông Tự nguyện…
 
         Hội nghị do Giáo sư Tiến sỹ Bùi Quang Toản, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện (CAEV) và Chủ nghiệm Mạng lưới tình nguyện phát triển nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam (ViệtDHRRA) chủ trì.
         Cuộc hội nghj bàn tròn đã tập trung nghiên cứu tuyên bố chung về an ninh lương thực của hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 của ASEAN họp tại Cha-am, Phetchaburi, Thái Land, Chương trình tổng thể về an ninh lương thực của khối ASEAN (ASEAN AIFS Framework) và Kế hoạh chiến lược hành đông về an ninh lương thực vùng Đông Nam Á cùng với Liên hợp quốc và các đối tác khác các năm từ 2009 đến 2013. Hội nghị cũng liên hệ các nội dung an ninh lương thực của vùng với Đề án an ninh lương thực quốc gia 2010-2020, tầm nhìn 2030. Mục tiêu của các chương trình và đề án rất rõ rang. Các phương án chiến lược hành động khá cụ thể và đồng bộ. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề bức xúc sau đây, hội nghị đã rất nhấn mạnh, yêu cầu được bổ sung cho các đề cương, phương án, và chương trình, dụ án … được đầy đủ và khả thi.
       1.Vấn đề quản lý, sử dụng và bảo vệ đất sản xuất lương thực, đặc biệt là đất lúa.
       2.Vấn đề nông dân, nhất là người sản xuất lương thực, người nghèo, người ở vùng đồi núi, vùng sâu, vùng xa … đang thiếu đất nghiêm trọng, dẫn tới tình trang rừng tiếp tục bị đốt phá để lấy đất trồng cây lương thực.
       3.Vấn đề chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, và những thất thoát sau thu hoạch.
       4.Thiên tai và những tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lương thực thực phẩm.
       GS.TS Bùi Quang Toản và Tiến sỹ Hoàng Tuấn Hiệp nhấn mạnh nhiều lần về và trò của quần chúng trong việc quản lý, sử dụng và gìn giữ đất trồng cây lương thực nhất là đất lúa. Hiện tại thì các cơ quan chức năng của nhà nước đang tỏ ra bất lực.
      Ông Đỗ Gia Phan nhấn mạnh về bảo vệ người tiêu dung trước thực trang và nguy cơ ngày càng nghiêm trọng về mất vệ sinh
và mất an toàn lương thực và thực phẩm. Vai trò của các tổ chức quần chúng, các tổ chức xã hội dân sự (CSOs) là rất quan trong     thậm chí rất quyết định. Các cơ quan chức năng của nhà nước kiểm soát và quản lý không nổi.
Tiến sỹ Phạm Thanh Hải và bà Nguyễn Thị Hoà rất đề cao các giải pháp giáo dục quần chúng, tăng cường hiểu biết và thay đổi hành vi của người dân về an ninh lương thực.
     GS.TS. Bùi Quang Toản và ông Dương Anh Tuyên nhấn mạnh nhu cầu cần có các kế hoạch, các phương án an ninh lương thực quy mô hộ gia đình và cấp cộng đồng.
     Cuộc hội nghị cũng đã phân tích và liên hệ bản đề án an ninh lương thực quốc gia của ta với chương trình và kế hoạch hành động về an ninh lương thực của khối các nước ASEAN.
     Nhiều ý kiến cho rằng bản đề cương an ninh lương thực quốc gia của ta còn chung chung, nặng về lý thuyết, chưa cập nhật số liệu và tình hình về an ninh lương thực. Chưa làm rõ các giải pháp, các chủ trương chính sách giúp cho người nghèo, người ở các vùng sâu vùng xa, vốn đang phải đói kém từ lâu nay, có được an ninh lương thực bền vững.
         Cuộc hội nghị bàn tròn đã kết thúc thành công. Làm sáng tỏ nhiều vấn đề. Bổ xung thêm nhiều nội dung quan trọng. Đề xuất nhiều giải pháp cụ thể và khả thi…
         Nội dung cuộc hội nghị bàn tròn quốc gia sẽ được nhóm làm việc của AsiaDHRRA và ViệtDHRRA chuyển cho các cơ quan hữu quan của nhà nước Việt Nam và văn phòng khối ASEAN tham khảo.
 
^ Về đầu trang