Thông tin cập nhật

Mô hình trồng thâm canh cây lanh của đồng bào Mông Sapa, Lao Kai

Mô hình trồng thâm canh cây lanh của đồng bào Mông Sapa, Lao Kai
Trong khi nghề trồng bông dệt vải gia đình “ tự túc “ của người Kinh ở miền xuôi đã không còn tồn tại thì việc trồng lanh dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc miền núi vẫn còn được duy trì và ở một số nơi lại đang phát triển.

          Trong khi nghề trồng bông dệt vải gia đình “ tự túc “ của người Kinh ở miền xuôi đã không còn tồn tại thì việc trồng lanh dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc miền núi vẫn còn được duy trì và ở một số nơi lại đang phát triển.

  Cây lanh, hay còn gọi là cấy Á ma, thuộc họ Lanh ( Linaceae), có tên khoa học là Linum Usitatissinum L., là cây cho sợi làm nguyên liệu dệt thổ cẩm ở vùng núi Việt Nam và cũng là cây công nghiệp cho sợi của nghề dệt nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nước vùng Ôn Đới.
  Cây lanh ở Việt Nam được đồng bào các dân tộc vùng cao trồng lấy sợi, nhuộm chàm và nhuộm một số sắc mầu tự nhiên khác để làm nguyên liệu dệt các loại thổ cẩm truyền thống.
   Giống lanh trồng ở đây là giống địa phương có từ lâu đời. Mô hình trồng thâm canh cây lanh phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Mông ở Sapa, Lào Kai.

        Trong khi nghề trồng bông dệt vải gia đình “ tự túc “ của người Kinh ở miền xuôi đã không còn tồn tại thì việc trồng lanh dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc miền núi vẫn còn được duy trì và ở một số nơi lại đang phát triển.
        Cây lanh, hay còn gọi là cấy Á ma, thuộc họ Lanh ( Linaceae), có tên khoa học là Linum Usitatissinum L., là cây cho sợi làm nguyên liệu dệt thổ cẩm ở vùng núi Việt Nam và cũng là cây công nghiệp cho sợi của nghề dệt nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các nước vùng Ôn Đới.
      Cây lanh ở Việt Nam được đồng bào các dân tộc vùng cao trồng lấy sợi, nhuộm chàm và nhuộm một số sắc mầu tự nhiên khác để làm nguyên liệu dệt các loại thổ cẩm truyền thống.
       Giống lanh trồng ở đây là giống địa phương có từ lâu đời.   
       Trong kế của dự án “Phát triển nguồn nhân lực nông thôn đồng bào Mông và đồng bào Nùng“ ở tỉnh Lào Kai do Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện (CAEV) triển khai, với sự tài trợ của CORDAID (một tổ chức nhân đạo của Hà Lan), có mô hình thâm canh cây lanh, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở đây.
     

 Tại thôn Sin Chải, của đồng bào Mông, xã San Sả Hồ, huyện Sapa, đã có 5 hộ gia đình tình nguyện trồng mỗi hộ 200-300 m2 cây lanh. Họ được cán bộ khuyến nông tập huấn hướng dẫn cách xử lý hạt giống trước khi gieo, kỹ thuật làm đất, bón phân và gieo hạt, chăm sóc và thu hoạch, chế biến thành sợi.
         Giống lanh trồng là giống địa phương, được chọn lọc, xử lý trước khi gieo. Gieo vào tháng Ba. Khi cây lên cao 10-14 cm thì tỉa bỏ những cây yếu, những chỗ cây mọc quá dầy. Cây lên cao 25-30 cm thì xới xáo, làm cỏ, vun gốc cho cây. Khi cây cao trên dưới 1,5 mét và bắt đầu có nụ thì tiến hành thu hoạch. Chặt toàn bộ cây. Phơi nắng cho khô tái rồi boc lấy bẹ, bỏ rụột cây. Phơi khô bẹ rồi xe thành sợi.
        Xe sợi hoàn toàn bằng tay. Sau đó dặt cho trắng và mềm. Nhuộm mầu hoặc để trắng. Dệt thành thổ cẩm.
        Cũng tai thôn Sin Chải, đã thành lập được “Câu lạc bộ trồng lanh, dệt thổ cẩm“ của chị em phụ nữ người Mông. Đến nay đã có 19 thành viên sinh hoạt. Câu lạc bộ do chị Ma Thị Sớ làm chủ nhiệm. Hy vọng đây sẽ là mầm mống củ một doanh nghiệp trồng lanh dệt thổ cẩm của đồng bào Mông cung cấp hang dệt truyền thống cho Trung tâm Du lịch Sapa.

^ Về đầu trang