Thông tin cập nhật

Mô hình thâm canh, phục tráng cây thảo quả của đồng bào Mông ở Sa Pa

Mô hình thâm canh, phục tráng cây thảo quả của đồng bào Mông ở Sa Pa
Cây thảo quả có nguồn gốc ở vùng Himalaya, Đông Bắc Ấn độ, Nê pan, Tây Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam thảo quả mọc trong rừng tự nhiên và trồng ở các vùng thuộc dẫy núi Hoàng Liên Sơn, từ độ cao 1500 mét trở lên, dưới tán rừng nguyên sinh.

Cây thảo quả có nguồn gốc ở vùng Himalaya, Đông Bắc Ấn độ, Nê pan, Tây Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam thảo quả mọc trong rừng tự nhiên và trồng ở   các vùng  thuộc dẫy núi Hoàng Liên Sơn, từ độ cao 1500 mét trở lên, dưới tán rừng nguyên sinh. Nhiều nhất là ở Lào Kai, các huyện Sa Pa và Bát Xát. Thảo quả cũng có trồng rải rác ở một vài vùng núi cao khác thuộc các tỉnh Lai Châu, Hà giang.Thảo quả là cây thân thảo. Cao 2.0-2.5 mét. Đây là loại cây ưa bóng râm,  ưa ẩm, ưa nhiệt độ mát và hơi lạnh. Vì vậy thảo quả chỉ mọc tự nhiên và trồng được dưới tán rừng, những nơi mưa nhiều.

         Người ta nhân giống thảo quả bằng cách gieo hạt hoặc bằng cách tách cây con từ gốc cây mẹ. Gieo hạt thì cây con lâu cho quả hơn nhưng lâu tàn. Có khóm được 9-10 năm. Trồng bằng cây mầm tách từ cây mẹ thì chóng cho quả hơn nhưng cây mau tàn. Một đời chỉ 4-5 năm.

        Nếu trồng thì cự ly thích hợp giữa các khóm cây là 2,5-3,0 mét. Sau này cây mẹ đẻ cây con, cả cụm lan ra tới mấy met vuông.
         Mỗi cây chỉ ra hoa kết quả một lần, một năm. Năm sau đến lượt cây con do nó đẻ ra ra hoa, kết quả.
        Thảo quả ra hoa và đậu quả ở gốc cây. Cây được hơn một năm tuổi thì mới ra hoa kết quả. Hoa và quả mọc thành chùm. Mỗi chùm 15-20 quả, ca biệt có chùm 30-40 quả.
        Thảo quả ra hoa vào tháng 4, tháng 5. Quả chín vào tháng 11 tháng 12. Khi chin quả có mầu đỏ, hơi ngả sang nâu, tím. Thu hoạch khi quả chin già. Phơi hoặc sấy khô cả quả. Khi cần sử dụng thì đập vỡ quả lấy hạt. Sản phẩm quý giá của thảo quả là tinh dầu và các chất thơm chứa trong hạt.

   Thôn Sín Chải, xã San Sả Hồ của đồng bào Mông, huyện Sa Pa, có 187 hộ. Hầu như hộ nào cũng có trồng thảo quả. Thảo quả chiếm 65-80% thu nhập hàng năm của bà con nông dân ở đây. Những năm gần đây, do rừng bị tàn phá, đất đai bị xói mòn, rửa trôi, bạc mầu … mà các lô thảo quả của các hộ dân ngày một suy thoái. Năng suất thấp dần. Chất lượng kém dần…
   Dự án “ Phát triển nguồn nhân lực nông thôn đồng bào Mông và đồng bào Nùng ở tỉnh Lào Kai “ do CAEV triển khai với sự trợ giúp của CORDAID, có nội dung :” Thâm canh và phục tráng cây thảo quả”.
       Tại thôn Sín Chải, có 5 hộ nông dân người Mông đã tình nguyện đứng ra làm mô hình “ thâm canh, phục tráng thảo quả”. Họ dọn sạch các lô thảo quả của nhà mình. Vào giữa mùa xuân, trời đã ấm và có mưa phùn. Họ đánh tỉa những cây mầm của các bụi cây già để trồng dặm vào các khoảng trống. Tiến hành bón phân trâu, bò hay phân lợn (đã ủ hoai), trộn với một ít phân NPK cho từng bụi thảo quả. Kết hợp với làm cỏ và vun gốc cho cây. Tỉa bỏ những cây lên kém. Chặt bỏ các cây bụi và cỏ dại chung quanh gốc bụi thảo quả.
         Các lô thảo quả lên rất tốt. Đông đặc. Ra hoa, kết quả rất tốt. Năng suất thu hoạch cao hơn các năm trước rất nhiều. Có chỗ gấp 2-3 lần.
         Hiện tại mô hình đang được nhiều gia đình khác trong thôn và các thôn chung quanh học tập làm theo.

^ Về đầu trang