Công bố kết quả & công trình

Những điều cần biết về WTO

Những điều cần biết về WTO
Tổ chức thương mại quốc tế (World Trade Organisation – WTO) được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1995 là một tổ chức đa phương của các chính phủ nhằm loại bỏ những rào cản thương mại qua việc giảm bớt thuế quan và quota và loại trừ những hiệp định thương mại có tính chất ưu tiên, ưu đãi. đây là một tổ chức quốc tế khá mạnh mẽ và rộng lớn. cho đến nay, wto đã có 150 nước thành viên.

   GS.TS. Bùi Quang Toản

      

         Tổ chức thương mại quốc tế (World Trade Organisation – WTO) được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1995 là một tổ chức đa phương của các chính phủ nhằm loại bỏ những rào cản thương mại qua việc giảm bớt thuế quan và quota và loại trừ những hiệp định thương mại có tính chất ưu tiên, ưu đãi. đây là một tổ chức quốc tế khá mạnh mẽ và rộng lớn. cho đến nay, wto đã có 150 nước thành viên.

        Để có thể tìm hiểu về WTO cần trở lại hoàn cảnh khi hình thành hiệp định chung về thương mại và thuế qua (General agreement on tariffs and trade – GATT) là tổ cức tiền thân của wto.

        Gatt đã được 23 quốc gia chính thức thiết lập năm 1948, là một trong  ba thực thể, hai thực thể kia là quỹ tiền tệ quốc tế (International monetary fund – IMF) và ngân hàng thế giới (World Bank –WB) , giúp cho công cuộc tái thiết sau chiến tranh thế giới lần thứ hai , và nhằm để  cổ vũ cho thị trường tự do và tăng trưởng kinh tế .

        IMF được giao nhiệm vụ cho các nước bị khủng hoảng về khả năng thanh toán vay vốn và wb có nhiệm vụ tài trợ cho các nước bị chiến tranh tàn phá qua việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thì gatt chịu trách nhiệm đưa ra các khuôn khổ thực thi nền thương mại quốc tế. những thực thể đa phương này đã nhanh chóng trở thành những công cụ chính khôi phục kinh tế, hồi sinh thị trường, và đảm bảo cho các thị trường này mở rộng và có thể thu hút được tất cả các sản phẩm dư thừa.

         Qua nhiều năm, gatt đã được hoàn thiện qua một số vòng đàm phán đa phương. những vòng đàm phán này gồm : geneva 1947, annecy 1948, to rquay 1950, gêneva 1956, dillon 1960-1961, kennedy 1964-1967, tokyo 1973-1979, u ruguay 1986-1994, seatle 1999 và doha 2000.

         Vòng đàm phán tại uruguay là vòng đàm phán sinh động nhất trong các loạt đàm phán kể trên vì nó đã đưa ra đượọ sự cải cách cơ bản nhất  cho hệ thống thương mại toàn cầu kể từ 1947 đến lúc này.  nó đã đạt được sự thoả thuận bao gồm cả các lĩnh vực truyền thống như nông nghiệp, bông vải sợi mà trước đó một thời gian dài không sao lay chuyển nổi. những sự kiện mới này ở uruguay đã mở rộng tầm ảnh hưởng của các luật lệ thương mại quốc tế đến các  lĩnh vực quan trọng mà trước đây chưa bao giờ chịu ảnh hưởng của các quy định đa phương. trong số các lĩnh vực quan trọng vừa nói có dịch vụ thương mại (như đã bao gồm trong hiệp định chung về dịch vụ thương mại, còn gọi là gats (General agreement on trade in service), trong các khái niệm có liên qua đến quyền sở hữu trí tuệ (Trips – trade-related aspects of intellectual property), và trong các giải pháp đầu tư có liên quan đến thương mại (Trade –related investment measures -  TRIMS) .

         Vòng đàm phán uruguay cũng đã tăng cường  và củng cố  cơ chế giải quyết những tranh cãi đa phương và rà soát  các chính sách thương mại . cuối cùng và có ý nghĩa nhất là vòng đàm phán uruguay đã đặt cơ sở vững chắc về mặt tổ chức của gatt bằng việc cho ra đời wto nhằm gữ vững những thành quả của các vòng đàm phán đa phương trước đây trong khuôn khổ cộng đồng. như vậy, wto là sự mở rộng của các nguyên tắc tự do thương mại của gatt và được trang bị thêm quyền lực để có thể tự tăng cường và củng cố . nó hành động kết hợp chặt chẽ với  IMF và ngân hàng thế giới, và cả hai thể thức này thường cũng bao gồm nhiều hiệp định và nguyên tắc của wto trong các chương trình và dự án của mình.

         Những hiệp định thương mại vùng cũng là một bộ phận của khuôn khổ wto. thí dụ về trường hợp này là hiệp định thương mại tự do bắc mỹ (north american free trade agreement – NAFTA), liên hiệp kinh tế châu á thái bình dương (asia-pacific economic co-operation – APEC) và liên minh châu Au (European Union - EU). tất cả các hiệp đinh vùng này cũng đều có tác dụng cổ vũ cho các chương trình của wto và thậm chí còn đi xa hơn.        

         I.  WTO hoạt động như thế nào ?

         Thể thức thương mại này đã tổ chức ra được một quá trình giải quyết các tranh cãi mà tất cả các thành viên phải trải qua một khi họ phàn nàn về một thành viên khác nào đó đã không thi hành một điều khoản nào đó trong các hiệp định . đã có những cơ chế hiện hành làm cho wto trở thành một thực thể mạnh và có hiệu lực .

         Khi một nước nào đó khiếu nại một nước khác không thực hiện một quyền hay một nghĩa vụ thì phía khiếu nại có thể thông qua cơ quan giải quyết các vụ việc tranh cãi (Dispute Settlement Body - DSB) . nhưng vì đây là một quá trình phiền toái nên các nước phát triển quyết định sử dụng các hành động trả đũa. trả đũa thường được dùng như một vũ khí tiện lợi nhất để chống lại các nước đang phát triển vốn là những nước yếu không thể cưỡng lại hoặc chống lại nổi.

        Một điều đang là sự đe doạ  lớn hơn đó là cho phép có những mối quan hệ tắt ngang. điều này có nghĩa là hành động trả đũa có thể được dùng để chống lại những hàng hoá vi phạm vào cả những quy ước về dịch vụ (vi phạm vào hiệp đinh) hoặc các sản phẩm nông nghiệp vi phạm vào các quy ứơc về bông vải, dệt may (vi phạm vào ngành hàng). sự trừng phạt kiểu này này tạo cho wto một vũ khí sắc bén.

        Hội nghị cấp bộ trưởng là cơ quan cao nhất có quyền ra các quyết định của wto. hội nghi bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên và họp ít nhất hai năm một lần. thời gian giưa hai kỳ họp cấp bộ trưởng chức năng của nó do một hội đồng chung cấp cao (General council) đảm nhiệm . Các lĩnh vực đặc biệt của wto do các hội đồng riêng giám sát : hội đồng thương mại hàng hoá, hội đồng dịch vụ thương mại,  và hội đồng về quyền sở hữu trí tuệ ...các hội đồng này có nhiệm vụ đảm bảo rằng các hiệp định đã ký là có hiệu lực và phục vụ đúng mục tiêu đã định.

         Việc ra các quyết định của wto được xem là phải nhất trí toàn bộ (by consensus). nếu không đạt được sự nhất trí toàn bộ thì vấn đề nêu ra được đem bỏ phiếu. mỗi nước thành viên được bỏ một phiếu. cơ chế này làm cho wto có vẻ  dân chủ.

        Tuy nhiên  trên thực tế các quyết định đưa ra bởi các thực thể về thương mại lại thường đạt được bên ngoài các cuộc họp chính thức. các cuộc gặp gỡ không theo thể thức, không chính thức này thường diễn ra giưa các nước phát triển và  các vấn sau đó đưa ra hội nghị có đại diện của số các nước còn lại trong wto chỉ hoàn toàn có tính chất hình thức, để giải quyết lại mà thôi. các cuộc họp riêng rẽ của các nước tự xem là thân nhau, nhật bản, hoa kỳ, canada, và liên minh châu âu chẳng hạn, đến nay đã không mấy ai lạ gì nữa. sau này nói thân hay không chỉ là để ám chỉ là họ có chấp thuận đề nghị của mình hay không.

           II.  WTO hiện nay

           Sau khi thất bại trong việc áp đặt một vòng đàm phán thương mại mới tai seatle các nước công nghiệp, đặc biệt là mỹ và liên minh châu âu, bắt đầu để ý đến vòng đàm phán doha xem là địa điểm để mở rộng phạm vi các quan điểm về việc thực thi đang được rà soát lại của các hiệp định về nông nghiệp (AoA) và dịch vụ thương mại (GATS). đặc biệt đây là sự mở rộng phạm vi ảnh hưởng của wto đối với các vấn đề như đầu tư, chính sách cạnh tranh và sự sẵn sàng của các chính phủ . điều này có thể xem là là sự nhậy cảm cuả các hiệp định về nông nghiệp (AoA), các hiệp định về dịch vụ thương mại (GATS), các hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)  và các hiệp định về giải pháp đầu tư (trims), và có thể bao gồm cả các khía cạnh phi thương mại như lao động,tiêu chuẩn về môi trường … là các vấn đề đang được hoa kỳ, nhật bản và liên minh châu âu quan tâm nêu ra.

          Mỹ và liên minh châu âu có xu hướng đưa ra một vòng đàm phán mới và đang ép buộc các nước đang phát triển phải tuân theo . tuy nhiên đây sẽ là con đường đi không thuận buồm xuôi gió cho các nước công nghiệp vì có sự chống đối của nhân dân các nước đối với wto. sự phản khangd ngày càng lan rộng này do các tổ chức phi chính phủ (NGO) chủ trương và thực hiện. sự chống đối này đang lan rộng khắp mọi nơi, ngay ở cả các nước phát triển, các nước đã khởi xướng ra gattvà wto. một mặt khác, một số nước đang phát triển đang kêu gọi một sự đánh giá lại các ảnh hưởng của wto đói với các nền kinh tế của họ và nhiều hơn thế thậm chí họ đang đòi xét lại toàn bộ wto.

         Nhóm làm việc (của các tổ chức chống đối wto - bqt) về hiệp định đa phương về đầu tư của wto cho là wto là một trong những cơ chế điển hình của hình thức tập đoàn có tính  toàn cầu, với hơn 700 trang các luật lệ đặt ra để quản lý chung nền thương mại. họ nói rằng với nền thương mại quản lý tập đoàn của wto hiệu quả kinh tế được phản ảnh qua lợi nhuận tập đoàn sẽ vượt trội  các giá trị khác. các tác động có tính chất quyết định  đối với nền kinh tế thì bó hẹp vào thành phần tư nhân trong khi các chi phí về xã hội và môi trường thì do công cộng chịu.

         Đôi khi hệ thống wto để ra ngoài các luật lệ về môi trường, về an toàn y tế và về các tiêu chuẩn lao động nhằm cung cấp cho các tập đoàn xuyên quốc gia nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên rẻ mạt . người ta gọi đó là mô hình "thực dân - giải phóng' (Neo-liberal). wto cũng đảm bảo cho các tập đoàn tiếp cận các thị trường ngoại quốc không cần đòi hỏi họ phải tôn trọng quyền hạn của nước sở tại. trên thực tế, như nhóm làm việc này nói : "một hệ thống toàn cầu của các luật lệ có thể áp đặt đã tạo cho các tập đoàn các miếng đất mà ở đó họ có tất cả mọi quyền hạn, các chính phủ thì phải có tất cả các nghĩa vụ và nền dân chủ thì bị vứt bỏ ở phía sau " .

         III. Các nguyên tắc cơ bản và các yếu tố chính của các hiệp 

định của WTO

        Các hiệp định của wto là một hệ thống các luật lệ mà các chính phủ phải tuân theo khi hoạch định các chính sách và các hoạt động của họ trong các lĩnh vực thương mại quốc tế về hàng hoá, nề dịch vụ và về sở hữu trí tuệ. các hiệp định này quy định quyền và nghĩa vụ của các chính phủ có thể thi hành trong khuôn khổ đa phương. người ta mong đợi một sự hợp tác cùng có lợi trong việc thực thi các quyền và thực hiện các nghĩa vụ. để có điều này đã có những điều khoản về sự minh bạch của các hành động và khả năng có được các cơ hội tham khảo ý kiến giữa các thành viên.

           Với mục tiêu cung cấp đầy đủ cơ hội cạnh tranh thương mại giưã các nước thành viên, đã có hai nguyên tác cơ bản, là : đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia. nguyên tác thứ nhất có ý nghĩa là không có sự kỳ thị giữa các thành viên, trong khi đó nguyên tắc thứ hai có nghĩa là không có sự kỳ thị giữa một thành viên xuất khẩu và một thành viên nhập khẩu. sự đối xử tối huệ quốc đảm bảo cơ hội cạnh tranh công bằng giữa các nước thành viên trong khi cách đối xử quốc gia chỉ đảm bảo  sự công bằng đó giưa các thành viên xuất khẩu và các thành viên nhập khẩu .

           Tuy nhiên điều chung nhất là hàng hoá xuất khẩu vào một quốc gia phải được hoàn toàn tự do vào quốc gia đó, các hiệp định của wto cho phép làm phong phú cơ hội cạnh tranh bằng việc thu thuế (nghĩa vụ hải quan) đối với hàng hoá nhập khẩu. ngoài ra, trong các trường hợp cụ thể, các hiệp định này cũng cho phép áp dụng các biện pháp phi thuế quan để hạn chế nhập khẩu.

           Các yếu tố cơ bản của  các hiệp định wto về mặt hàng hoá bao gồm các quy định về thuế quan và các biện pháp phi thuế quan. có một khuôn khổ chung cho việc cắt giảm thuế quan và áp dụng mức thuế quan cao nhất đối với các sản phẩm khác nhau. khác với thuế quan, nói chung là cho phép, thì lại không có sự cho phép chung chung như thế đối với các giải pháp phi thuế quan. thí dụ, một thành viên không thể cấm hoặc hạn chế nhập khẩu một mặt hàng nào đó vào lãnh thổ của minh hoặc xuất khẩu một mặt hàng nào đó ra khỏi lãnh thổ của mình. có những điều khoản lại quy định trước là việc vận dụng chỉ sẩy ra thông qua các thủ tục được quy định.

           Các hiệp định của wto đặt ra các điều kiện và các thủ tục phức tạp này. thí dụ, một thành viên có thể đặt mức thuế quan và áp dụng việc hạn chế số lượng nhập khẩu nhằm đảm bảo an toàn nền công nghiệp của mình không bị nhập khẩu làm xáo trộn . hoăc có thể có giải pháp cắt giảm nhập khẩu của mình nếu rơi vào khó khăn về cân bằng thanh toán. những điều kiện và thủ tục như thế này đã được nói rõ trong một số hiệp định cụ thể.

          Để đảm bảo có liên tục cơ hội cạnh tranh các hiệp định này cũng có các điều khoản chống các hoạt động thương nghiệp không lành mạnh. thí dụ, nếu một chính phủ cấp trợ cấp cho các hoạt động xuất khẩu hoặc cho sản xuất của mình, hoặc nếu một hãng  có một hành động môi giới (Predatory practice) bằng cách hạ giá các hàng hoá của mình một cách quá đáng, tức là bán phá giá hàng hoá, thì các thành viên chịu thiệt có thể  đưa ra các biện pháp làm đaỏ ngựôc hiệu quả của giải pháp thương mại không công bằng này.

          Đôi khi có thể có sự cản trở giả tạo trong thương mại, thí dụ như việc đưa những lý do về tiêu chẩn chất lượng, hoặc định giá quá cao về hàng nhập khẩu, rồi đưa ra mức thuế hải quan quá đáng. ngoài ra, các chính phủ đôi khi có ý định giảm thiểu cơ hội cạnh tranh của đối tác bằng việc đưa ra các thủ tục đăng ký dài hạn hoặc sử dụng các tổ chức thương mại nhà nước của mình. trong khuôn khổ các hiệp định của wto cũng đã có những quy định cụ thể để đề phòng các hiện tượng bất minh đó.

           Người ta  chú ý nhiều đến các lĩnh vực đang có những khó khăn đăc biệt, thí dụ như về nông nghiệp và về vải sợi may mặc. nông nghiệp thì hiện còn nằm ngoài phạm vi của các quy định chung, trong khi vải sợi dệt may thì bị đang đồng loạt sút giảm khả năng áp dụng các quy định. đã bắt đầu có những cố gắng để đưa chúng trở lại khuôn khổ các quy định chung đã nói ở trên.

           Cuối cùng, các hiệp định của wto bao gồm cả lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng như  quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại. các nội dung này cũng đã được đua vào khôn khổ chung thực hiên thông qua quá trình giải quyết các tranh cãi, có nghĩa là thông qua việc bảo vệ các quyền  và thực hiện các nghĩa vụ của các thành viên.

          Các nguyên tắc cơ bản và các yếu tố chính này đã được nhiều lần chỉnh sửa bổ xung tại nhiều điều khoản của gatt 1994 và tại các hiệp định khác của wto.               

          IV.  Hiệp định về nông nghiệp

          Hiệp định của vòng đàm phán uruguay đã thiết lập các luật lệ về thương mại lương thực quốc tế và các chính sách nông nghiệp quốc nội. những luật lệ này đã nhanh chóng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh về nông nghiệp và ngấm mgầm làm suy yếu khả năng của các nước nghèo giữ vững tự túc lương thực thông qua trợ cấp nông nghiệp.

          Hiêp định về nông nghiệp cho rằng các nước thà mua lương thực trên thị trường quốc tế bằng tiền kiếm được do xuất khẩu còn hơn là tự túc về lương thực. tuy nhiên , nhiều nước kém phát triển lại nghĩ rằng họ phải đối mặt với giá cả thấp của các hàng hoá của họ vì họ bị xếp ở các ngạch bậc thấp về xuất khẩu.

          Trong suốt quá trình mấy năm tồn tại vừa qua của wto giá cả của hàng hoá nông sản rơi vào mức thấp kỷ lục, trong khi giá lương thực thực phẩm vẫn giữ ở mức cao. thể thức này đánh vào cả nông dân lẫn người tiêu dùng và dọn đường cho các tập đoàn xuyên quốc gia chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là ở các nước nghèo.

         Các luật lệ nói trên đã đòi hỏi phải nhanh chóng tập trung các dịch vụ kinh doanh về nông nghiệp vào trong tay các tập đoàn xuyên quốc gia. thậm chí chỉ cần một số công ty thương mại không lớn lấm cũng có thể nắm toàn bộ ngô, lúa mì  và đậu nành của toàn thế giới. điều này làm tăng nhanh số các dịch vụ nông nghiệp nằm trong tay một số nhỏ các tập đoàn xuyên quốc gia, tạo điều kiện tiến dần đến độc quyền về cả cung cấp công cụ công nghiệp cho nông nghiệp lẫn các hệ thống chế biến và phân phối lương thực thực phẩm.

         Hiệp định về nông nghiệp được mô tả là một trong những văn bản hoàn thiên nhất trong các cuộc đàm phán kéo dài suốt 7 năm trời của vòng đàm phán uruguay. nó được ký kết với mục tiêu là đưa được những quy định thành một trong những bộ phận có sự thay đổi nhiều nhất của nền thương mại quốc tế bằng việc kiểm soát được sự sử dụng bừa bãi các nguồn trợ cấp cho sản xuất và xuất khẩu và giảm bớt thuế quan và các rào cản nhập khẩu nông sản.

        Hiệp định về nông nghiệp bao trùm ba lĩnh vực chính : giảm bớt trợ cấp xuất khẩu nông sản, tăng cương tiếp cận thị trường nhập khẩu nông sản, và cắt trợ cấp cho người sản xuất nông nghiệp trong nước. thí dụ về cắt giảm trợ cấp xuất khẩu nông sản, kinh phí trong ngân sách của các nước công nghiệp cắt giảm đi 36% về giá trị (24 % đối với các nước đang phát triển), và đối với tùng mặt hàng xuất khẩu mức cắt giảm là 21% (14% đối với các nước đang phát triển) cho 6 năm từ 1995 đến năm 2000 (10 năm cho các nước đang phát triển, tính cho tới năm 2004) so với trung bình của giai đoạn cơ bản là các năm 1986-1990. hơn thế nữa , còn quy định nếu noi nào không có xuất khẩu nông sản thì cũng không áp dụng các điũu khoản này.

         Về việc cắt trợ cấp trong nước cho người sản xuất nông nghiệp chỉ có một điũu khoản chung là “giảm bớt sụ trợ giúp“ , và quy định là giảm 20% (13% đối với các nước đang phát triển) cho thời gian thực thi hiệp định so với mức bình quân của thời kỳ cơ bản từ 1986-1988.

         Cũng còn có một số điều khoản khác nữa  bổ xung và mở rộng ảnh hưởng của ba lĩnh vực kể trên . trong điều khoản “hoà bình“ đối với trợ cấp trong nước cũng có quy định thêm là sẽ có thể bớt việc cát giảm nếu nó gây tổn hại, nhưng lại có điũu khoản khác mâu thuẫn với điề quy định này là về trợ cấp xuất khẩu đã co những thời gian không được có bất kỳ một sự cắt giảm nào, ngay cả khi khẩn cấp nhất, nó chỉ được đền bù khi đã bị thiệt hại đáng kể. Các chính sách có ghi trong cái gọi là “ hộp xanh “ cũng không có khả năng thực thi. Cái gọi là “hộp xanh“, chỉ là những sự  thương thảo song phương giưa hoa kỳ và liên minh châu âu, cho phép các chính phủcung cấp trợ cấp mà bản chất không phải là sự biến dạng “phi thương mại“. những điều khoản này bao gồm phần trả trực tiếp cho nông dân, những người được hoa kỳ và liên minhchâu âu xem là bị “thiệt kép“ trong sản xuất.          

      V.  Các hiệp định khác của WTO.

         WTO với cả một quá trình dài bàn cãi, thương lương, bổ xung, chỉnh sửa, cho đến nay đã có được một loạt các hiệp định đa phườg, có đầy đủ những điều kiện cần thiết để đưa ra thực thi, chúng tôi xin liệt kê dưới đây (và sẽ giới thiệu chi tiết trong các dịp khác).

          ( i ). Các hiệp định đa phương về thương mại hàng hoá, gồm hai hợp phần chính :

          1. Hiệp định chung về thương mại và thuế quan  (GATT) 1994 , bao gồm :

           a/. Gatt 1947, tức là hiệp định thương mại và thuế quan đầu tiên với một số điều bổ xung, là văn bản chính thức trước năm 1995.

           b/. Các quyết định dưới ảnh hưởng của gatt 1947, có trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.

           c/. Ghi nhớ đạt được tại vòng đàm phán uruguay thuộc sáu lĩnh vực bao gồm : các nghĩa vụ và sự đóng góp , doanh nghiệp thương mại quốc doanh, các điều khoản về cân bằng thanh toán, liên hiệp hải quan và các khu vực thương mại tự do,   bãi miễn hoặc hoãn nghĩa vụ  và giải trình về thuế quan .

           d/.Thời gian biểu về thuế quan và cách thức thực thi các thời gian biểu này được thoả thuận tại vòng đàm phán uruguay.

           2. Các hiệp định khác về lĩnh vực hàng hoá, gòmm12 hiệp định về các lĩnh vực sau đây : nông nghiệp, các giải pháp  về vệ sinh và thực vật, bông vải sợi và may mặc, những rào chắn kỹ thuật về thương mại, những giải pháp đầu tư có liên quan đến thương mại, chống bán phá giá, đánh giá về hải quan, giám định trước khi xếp lên tầu, các điều luật về nguyên chủng, đăng ký nhập khẩu, trợ cấp, và sự  an toàn .

           ( ii ). hiệp định về thương mại dịch vụ,

           ( iii ). hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại,

           ( iv ). cơ chế rà soát chính sách thương mại,

           ( v ). ghi nhớ về giải quyết các tranh cãi   ,

           ( vi ). những hiệp đinh nhiều bên về bốn lĩnh vực : hàng không dân dụng, sự chuẩn bị sẵn sàng của chính phủ, sữa, và thịt trâu bò . 

         VI.  Chiều hướng chung về sự tồn tại và phát triển của WTO.

          Trong quá trình tiến triển từ gatt đến vòng đàm phán tokyo và cuối cùng là vòng đàm phán uruguay, có một số  xu hướng chung đã được thể hiện, đó là các xu hướng sau đây :

          1. Qua nhiều vòng thương thảo về các giải pháp phi thuế quan  (MTNS) đã dẫn đến sự cắt giảm thuế quan. trước vòng đàm phán tokyo, sự cắt giảm thuế quan chủ yếu thực hiện ở các nước phát triển. trong vòng đàm phán tokyo , một số nước phát triển cũng cắt giảm thuế quan của họ. trong vòng đàm phán uruguay, một số lớn các nước đang phát triển đã cắt giảm thuế quan ở mức độ có ý nghĩa.

         Quá trình cắt giảm thuế quan ở các nước phát triển về tổng mức thương mại nhập khẩu từ các nước đang phát triển cao hơn một cách có ý nghĩa so với mức bình quân thuế quan tổng mức thương mại nhập khẩu từ các nước phát triển  khác.

          2. Trong lĩnh vực phi thuế quan, vòng đàm phán tokyo đã cố gẵng cải tiến các quy định, giới thiệu rõ trong các chương và các quá trình, mở rộng các mục tiêu. vòng đàm phán uruguay tiếo tục công việc này.

          3. Thông qua những  cải tiến trong quá trình giải quyết những tranh cãĩ, vòng đàm phán tokyo đã cải thiện được việc thực thi các quyền và các nghĩa vụ. quá trình này đã tiếp tục đạt được nhiều kết quả ở vòng đàm phán uruguay, mà ở đó, rất nhiều khuôn khổ về thời gian, về sự tự nguyên tôn trọng và thực thi các quyết định đã được ghi nhận.

           4. Lần đầu tiên, tại vòng đàm phán tokyo đã có sự chú ý đặc biệt đến  một số lĩnh vực riêng , hông qua các hiệp định của một số bộ phận. rõ nét nhất là các chi tiết cụ thể của các hiệp định về các lĩnh vực nông nghiệp và bông vải sợi may mặc.

           5. Một biểu hiện hết sức rõ ràng được thể hiện ra trong vòng đàm phán uruguay là sự mở rộng các chủ đề đàm phán. trước đây gatt chỉ giới hạn phạm vi trong lĩnh vực hàng hoá. giờ đây vòng đàm phán uruguay đã mở rộng đến cả các vấn đề thuộc lĩnh vực dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ.

           6. Những sự đối xử khác nhau và có tính chất thân thiện hơn đối với các nước đang phát triển đã được quan tâm thật sự , đặc biệt tại vòng đàm phán tokyo, nhưng nó lại bị mờ nhạt đi rất nhiều ở vòng đàm phán uruguay. trước đây có sự đối xử đặc biệt đối với các nước đang phát triển , chẳng hạn như cắt giảm các nghĩa vụ đống góp. giờ đây với một số ngoại lệ, nó chỉ có ý nghĩa chung chung là: trong một thời gian lâu dài, việc thực hiện  các điều khoản, như nhau đối với tất cả các thành viên, trừ một số nước quá nghèo. một số quyết định cứng rắn khác cũng đã được áp đặt thậm chí đối với cả các nước kém phát triển. thí dụ , các nước này sẽ phải áp đặt thuế quan cho cả các chi tiết thuộc phạm vi nông nghiệp và phải huỷ bỏ tất cả những quy định tró cấp nhập khẩu và  những biện pháp  đầu tư có liên quan đến thương mại, theo một khôn khổ thời gian đã định.

           7. Các hiệp định của vòng đàm phán tokyo đã dẫn đến sự làm yếu dần một trong những thể thức quan trọng của gatt là nguyên tắc đối xử tối huệ quốc. các quyền và các nghĩa vụ ghi trong các hiệp định này không quy định cho tất cả các thành viên của gatt mà chỉ cho những ai chấp thuận chúng. kết quả của vòng đàm phán uruguay đã đưa nội dung của tất cả các hiệp định này thành các quy định chung. thậm chí hiện nay còn có 4 hiệp định đã được đưa ra ngoài các quy định chung đó, nó chỉ áp dụng cho những nước nào tham gia vào hiệp định mà thôi. vòng đàm phán uruguay đã chính thức chấp nhận sự giản lược các nguyên tắc của sự đối xử tối huệ quốc và sự đối xử quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ.

         8. Các nước yếu hơn luôn luôn bị thiệt thòi ở gatt vì giải pháp duy nhất cuối cùng cho việc thực thi các quyền và các nghĩa vụ là sự trả đũa. họ đâu có gì để mà trả đũa. những nhược điểm này của gatt đã dân dần được thảo luận tìm cách khắc phục ở các vòng đàm phán tokyo và uruguay, và cả trong các quá trình sau này trong hề thống của WTO.

 

        Tháng 3 năm 2004

 

                                                                                         

 

^ Về đầu trang