Công bố kết quả & công trình

Để phát triển Hợp tác xã ở nước ta hiện nay

Sự hợp tác là bản chất tự nhiên của mọi người và quá trình làm ra và tiêu thụ của cải vật chất. Hiên nay nước ta đã có Luật Hợp tác xã thể hiện đúng các Nguyên lý Hợp tác xã Quốc tế. Nhân dân ta nói chung và nông dân ta nói riêng đã có hàng thập kỷ làm quen với hợp tác xã và phong trào hợp tác hóa, hiếu biết nhiều về Hợp tác xã nhưng còn do dự và e ngại tham gia. Hiện nay đang có 3 “Nút thắt “ cần được tháo gỡ để củng cố và phát triển Hợp tác xã.
25 năm khuyến nông nhân dân

25 năm khuyến nông nhân dân

Trung tâm khuyến nông Tự nguyện ra đời và hoạt động từ năm 1991 đến nay đã tròn 25 năm. Là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật. Đối tác của Trung tâm là các hộ gia đình nông dân tại các cơ sở thôn , xóm, ấp, các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người còn chưa phát triển. Các thành viên, các cộng tác viên và các hộ nông dân là đối tác của Trung tâm, trong một phần tư thế kỷ vừa qua, hình thành một mạng lưới khuyến nông tự nguyện, hoạt động ở 14 tỉnh, từ Bắc vào Nam, từ vùng thấp đến vùng cao. Trung tâm cũng có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nhiều nước. Trung tâm đã được nhận Giải thưởng ASEAN năm 2013.
Các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực ở vùng cư trú của đồng bào dân tộc it người

Các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực ở vùng cư trú của đồng bào dân tộc it người

Trong một văn kiện công bố nhân dịp công ước số 169 của tổ chức lao động thế giới ( ILO ) có hiệu lực, ông tổng giám đốc ILO, Michel Hansenne, đã phát biểu : “ Các sắc tộc thiểu số và dân bản xứ hầu như luôn bị đặt ở vị trí thấp nhất về kinh tế và xã hội. Họ hầu như không thể nào thay đổi được mức cao nhất về trẻ em chết yểu, mức cao nhất về thất nghiệp và không đủ việc làm, mức thấp nhất về giáo dục và đào tạo. Hậu quả là ở phần lớn các quốc gia họ bị đẩy tới mức cao nhất về nghiện ngập, bệnh tật và tù đầy”. Thật không có sự xác định nào chính các hơn thế về tình trạng của các bộ tộc ít người ở các nước trên thế giới, nhất là ở các nước nghèo, chưa phát triển và đang phát triển.
Nuôi Giun Quế

Nuôi Giun Quế

Giun đất là loài động vật tự nhiên có rất nhiều lợi ích. Đất không có giun sinh sống là đất xấu, thậm chí không trồng trọt được. Làm cho giun sinh sôi ở tầng canh tác, nhất là trong vườn là phương pháp cải tạo đất tốt nhất. Bản thân cơ thể loài giun có nhiều tác dụng trong chăn nuôi và trong y học. "Địa Long" là tên gọi của sản phẩm giun đất phơi khô. Cách đây hàng nghìn năm người cổ đại đã biết nuôi và dùng giun làm thuộc chữa một số bệnh.
Mô hình Hợp tác xã theo 7 nguyên lý của Liên minh Hợp tác xã Quốc tế (ICA) đã được xây dụng ở nước ta.

Mô hình Hợp tác xã theo 7 nguyên lý của Liên minh Hợp tác xã Quốc tế (ICA) đã được xây dụng ở nước ta.

Sau Hiệp Định Giơ-ne-vơ (1954), Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chúng ta bắt tay ngay vào xây dựng một nền kinh tế "Xã hội chủ nghĩa". Hàng loạt"Tổ đổi công", "Vần công" thành lập ở các vùng nông thôn và nhanh chóng được chuyển thành các "Hợp tác xã bậc thấp". Các "Hợp tác xã này được chuyển lên "Hợp tác xã "Bậc cao" trong phong trào "Hợp tác hóa những năm đầu 1960. Do hiểu sai "Tập thể hóa" là "Hợp tác hóa" nên các "Hợp tác xã này trì trệ, một số nơi tan rã. Sau 1975, thống nhất đất nước, mô hình "Hợp tác xã này được đưa vào Miền Nam, nhưng cũng không thành công. Các năm 1994-2000, được sự giúp đỡ của Liên hiệp Hợp tác xã Canada (CCA),Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện (CAEV) đã xây dựng ở 8 tỉnh 8 Hợp tác xã nông nghiệp theo đúng 7 nguyên lý của ICA. Các mô hình này đã thành công và đã được ICA công nhận vào các năm 1996 và 1999.
Những điều cần biết về WTO

Những điều cần biết về WTO

Tổ chức thương mại quốc tế (World Trade Organisation – WTO) được thành lập ngày 01 tháng 01 năm 1995 là một tổ chức đa phương của các chính phủ nhằm loại bỏ những rào cản thương mại qua việc giảm bớt thuế quan và quota và loại trừ những hiệp định thương mại có tính chất ưu tiên, ưu đãi. đây là một tổ chức quốc tế khá mạnh mẽ và rộng lớn. cho đến nay, wto đã có 150 nước thành viên.
Thâm canh và phục tráng vườn thảo quả

Thâm canh và phục tráng vườn thảo quả

Cây thảo quả tiếng Anh là Cardamon, có tên khoa học là Amomum aromaticum Roxb., thuộc họ gừng. Thảo quả còn được gọi bằng các tên khác như Đò ho, Thảo đậu khấu, Mác hấu (Tiếng Tầy). Ở nước ngoài nó còn có các tên: Bengal cardamom, Nepal cadamom (Tiếng Anh), Cardamone tsao-ko (Tiếng Pháp)… Thảo quả có nguồn gốc ở vùng Hymalaya. Phân bố ở Đông-Bắc Ấn Độ, Nê Pan, Tây Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam thảo quả có ở các tỉnh Lào Kai, Hà Giang và Lai Châu. Nhiều nhất là ở Lào Kai, đặc biệt là ở các huyện Sa Pa và Bát Xát. Ở Trung Quốc thảo quả được trồng ở các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây.
^ Về đầu trang