Cuộc họp Thường trực mạng lưới ViêtDHRRA

 

      Ngày 21 tháng 6 năm 2018, tại Văn phòng CAEV (Tầng 4 nhà A1, Phương Mai, 102 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội), Thường trực của ViệtDHRRA đã họp dưới sự chủ tọa của GS. TS. Bùi Quang Toản, Chủ nhiệm ViệtDHRRA.

      Tham dự cuộc họp có PGS. TS. Nguyễn Xuân Hồng và TS. Phạm Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm, đại diện của CAEV, NVCARD, VNAC, tổ quản lý dự án ReCoERDO, và một số cán bộ chuyên môn.

       Sau khi nghe GS. Bùi Quang Toản tóm tắt kết quả hoạt động  của mạng lưới từ Hội nghị toàn thể lần thứ tư đến nay và dự kiến công việc tiếp nối trong thới gian tới và PGS. Nguyễn Xuân Hồng giới thiệu kết quả cuộc họp với AsiaDHRRA và FAO vừa qua tại Fiji, Th.S. Hoàng Viết Mười thay mặt tổ quản lý dự án ReCoERDO báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động năm thứ hai và đề xuất một số nội dung cho năm thứ ba của dự án.

      Các đại biểu tham dự đã thảo luận, đánh giá cao các hoạt động của mạng lưới năm vùa qua và xác định các trọng tâm hoạt động cho các năm tới đây.

      Do những biến động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của đất nước, rút kinh nghiệm và dựa vào kết quả và kinh nghiệm một năm hoạt động vừa qua, hội nghị thống nhất trọng tâm hoạt động phát triển nguồn nhân lực nông thôn của mạng lưới trong các năm tới đây sẽ nhằm giúp các tổ chức nhân dân, các tổ chức nông dân cung cấp các dịch vụ cho nông dân và cư dân nông thôn về :

     -  Củng cố và phát triển Tổ Hợp tác và Hợp tác xã Nông nghiệp

     -  Phòng chống các tác động của biến đổi khí hậu

     -  Bảo vệ môi trường và phòng chống vấn nạn thực phẩm bẩn

     - Xây dựng chuỗi sản xuất và thương hiệu nông sản hàng hóa phòng chống vấn nạn ế thừa nông sản sau vụ thu hoạch

     - Và Chuyên đề bình đẳng và công bằng giới.

     Đề nghị AsiaDHRRA, Dự án ReCoERDO tiếp tục hỗ trợ các hoạt động của các thành viên trong khuôn khổ các chương trình nâng cao năng lựcvận động chính sách.

     Hội nghị đã kết thúc và đạt kết quả tốt đẹp.

 

Văn phòng ViêtDHRRA

 

 

 

 

      

   

Ba mươi năm Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện (CAEV)

Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện được thành lập theo Quyết định số 337NN/TCCB/QĐ Ngày 21 tháng 11 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Đại hội lần thứ nhất của Trung tâm khuyến nông tự nguyện tổ chức ngày 5 tháng 12 năm 1991 tại Hà Nội đã thông qua cương lĩnh hoạt động của Trung tâm.
Hội thảo góp ý cho bản kế hoạch tổng thể về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo của ASEAN do AsiaDHRRA soạn thảo

Hội thảo góp ý cho bản kế hoạch tổng thể về phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo của ASEAN do AsiaDHRRA soạn thảo

Văn phòng ASEAN đã giao cho AsiaDHRRA soạn thảo bản kế hoạch tổng thể về Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo cho các nước Asean giai doạn 2020-2030, tầm nhìn 2040. Văn bản đã được hội nghị của các nhà chuyên môn SOMRDPE các nước góp ý. Nay AsiaDHRRA tổ chức cho tất cả các DHRRA cac nước thành viên hội thảo góp ý.

Hội thảo quốc tế về tăng cường khả năng tiếp thu đầu tư nông nghiệp cho giới trẻ

Thế hệ trẻ, nhất là các nông dân trẻ, các doanh nhân trẻ trong nông nghiệp, cần có nhận thức đầy đủ, cần hiểu cặn kẽ về các nguồn đầu tư có trách nhiệm cho nông nghiệp mà họ có thể huy động, có thể tiếp nhận. Nhà nước cần có các chủ trương chính sách cụ thể và thiết thực hỗ trợ cho vấn đề quan trọng này một khi chúng ta muốn phát triển sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao và bền vững. Khu vực Đông Nam Á đang là nơi được nhiều nhà đầu tư hướng tới mà nông lâm nghiệp lại là thế mạnh của vùng.

A siaDHRRA làm việc với VietDHRRA tại Hà Nội

ReCoERDO là dự án hợp tác phát triển nguồn nhân lực tổ chức nhân dân vùng Đông Nam Á do cac tổ chưc phi chính phủ Châu Âu tài trợ, triển khai ở 8 nước trong đó có Việt Nam. Dự án đã triển khai được 2 năm và năm nay là năm thứ ba. Còn một năm thứ tu (2019-2020) nũa là kết thúc. Đây là dự án triển khai của mạng lưới Phát triển nguồn nhân lực nông thôn (DHRRA).
cuộc hội thảo về Chương trình thế hệ lãnh đạo kế cận của AsiaDHRRA

cuộc hội thảo về Chương trình thế hệ lãnh đạo kế cận của AsiaDHRRA

AsiaDHRRA được khởi xướng từ tháng 7 năm 1974, tồn tại đến nay đã được 45 năm, (VietDHRRA, khởi sự 1999, đến nay đã được 20 năm). Từ khi khởi cuộc đến nay đã qua nhiều thế hệ lãnh đạo, của cac DHRRAs và của AsiaDHRRA. Họ đã làm việc như thế nào, có những thành tựu gì, và tiếp nối họ thế nào, là nội dung cuộc hội thảo.

Cuộc thảo luận nhóm ở cơ sở về biến đổi khí hậu tại xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, Bắc Giang.

Xuân Lương là xã thuộc vùng đồi gò của Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Biến đổi khí hậu đã gây ra rất nghiều khó khăn trong việc duy trì đời sống và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của đồng bào các dân tộc Kinh, Tày và Cao Lan sống đã lâu đời ở đây.Đồng bào các dân tộc có rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc đấu tranh chống với thiên tai, giứ gìn và phat triển sản xuất, bảo vệ môi trường. Trong cuộc hội thảo đã có nhiều đề xuất thiết thực cho địa phương.

Để phát triển Hợp tác xã ở nước ta hiện nay

Sự hợp tác là bản chất tự nhiên của mọi người và quá trình làm ra và tiêu thụ của cải vật chất. Hiên nay nước ta đã có Luật Hợp tác xã thể hiện đúng các Nguyên lý Hợp tác xã Quốc tế. Nhân dân ta nói chung và nông dân ta nói riêng đã có hàng thập kỷ làm quen với hợp tác xã và phong trào hợp tác hóa, hiếu biết nhiều về Hợp tác xã nhưng còn do dự và e ngại tham gia. Hiện nay đang có 3 “Nút thắt “ cần được tháo gỡ để củng cố và phát triển Hợp tác xã.
25 năm khuyến nông nhân dân

25 năm khuyến nông nhân dân

Trung tâm khuyến nông Tự nguyện ra đời và hoạt động từ năm 1991 đến nay đã tròn 25 năm. Là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật. Đối tác của Trung tâm là các hộ gia đình nông dân tại các cơ sở thôn , xóm, ấp, các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người còn chưa phát triển. Các thành viên, các cộng tác viên và các hộ nông dân là đối tác của Trung tâm, trong một phần tư thế kỷ vừa qua, hình thành một mạng lưới khuyến nông tự nguyện, hoạt động ở 14 tỉnh, từ Bắc vào Nam, từ vùng thấp đến vùng cao. Trung tâm cũng có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nhiều nước. Trung tâm đã được nhận Giải thưởng ASEAN năm 2013.
Các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực ở vùng cư trú của đồng bào dân tộc it người

Các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực ở vùng cư trú của đồng bào dân tộc it người

Trong một văn kiện công bố nhân dịp công ước số 169 của tổ chức lao động thế giới ( ILO ) có hiệu lực, ông tổng giám đốc ILO, Michel Hansenne, đã phát biểu : “ Các sắc tộc thiểu số và dân bản xứ hầu như luôn bị đặt ở vị trí thấp nhất về kinh tế và xã hội. Họ hầu như không thể nào thay đổi được mức cao nhất về trẻ em chết yểu, mức cao nhất về thất nghiệp và không đủ việc làm, mức thấp nhất về giáo dục và đào tạo. Hậu quả là ở phần lớn các quốc gia họ bị đẩy tới mức cao nhất về nghiện ngập, bệnh tật và tù đầy”. Thật không có sự xác định nào chính các hơn thế về tình trạng của các bộ tộc ít người ở các nước trên thế giới, nhất là ở các nước nghèo, chưa phát triển và đang phát triển.
Nuôi Giun Quế

Nuôi Giun Quế

Giun đất là loài động vật tự nhiên có rất nhiều lợi ích. Đất không có giun sinh sống là đất xấu, thậm chí không trồng trọt được. Làm cho giun sinh sôi ở tầng canh tác, nhất là trong vườn là phương pháp cải tạo đất tốt nhất. Bản thân cơ thể loài giun có nhiều tác dụng trong chăn nuôi và trong y học. "Địa Long" là tên gọi của sản phẩm giun đất phơi khô. Cách đây hàng nghìn năm người cổ đại đã biết nuôi và dùng giun làm thuộc chữa một số bệnh.
Mô hình Hợp tác xã theo 7 nguyên lý của Liên minh Hợp tác xã Quốc tế (ICA) đã được xây dụng ở nước ta.

Mô hình Hợp tác xã theo 7 nguyên lý của Liên minh Hợp tác xã Quốc tế (ICA) đã được xây dụng ở nước ta.

Sau Hiệp Định Giơ-ne-vơ (1954), Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chúng ta bắt tay ngay vào xây dựng một nền kinh tế "Xã hội chủ nghĩa". Hàng loạt"Tổ đổi công", "Vần công" thành lập ở các vùng nông thôn và nhanh chóng được chuyển thành các "Hợp tác xã bậc thấp". Các "Hợp tác xã này được chuyển lên "Hợp tác xã "Bậc cao" trong phong trào "Hợp tác hóa những năm đầu 1960. Do hiểu sai "Tập thể hóa" là "Hợp tác hóa" nên các "Hợp tác xã này trì trệ, một số nơi tan rã. Sau 1975, thống nhất đất nước, mô hình "Hợp tác xã này được đưa vào Miền Nam, nhưng cũng không thành công. Các năm 1994-2000, được sự giúp đỡ của Liên hiệp Hợp tác xã Canada (CCA),Trung tâm Khuyến nông Tự nguyện (CAEV) đã xây dựng ở 8 tỉnh 8 Hợp tác xã nông nghiệp theo đúng 7 nguyên lý của ICA. Các mô hình này đã thành công và đã được ICA công nhận vào các năm 1996 và 1999.
^ Về đầu trang